Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
Khi đã được 10 tuần tuổi thì bé yêu của các mẹ sẽ có những cách chăm sóc đặc biệt cũng như những lưu ý như thế nào để cho bé được phát triển toàn diện nhất?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé đã được 10 tuần tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho bé – sữa mẹ
Một trong những khiến các mẹ phải luôn quan tâm, chú ý đó là việc làm sao để bé có được đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết nằm trong số những việc làm tốn nhiều thời gian nhất. Cho con bú sữa mẹ, bú bình hay kết hợp cả hai đòi hỏi sự tính toán và lên kế hoạch kĩ càng.
Theo như ý kiến của các bác sĩ thì một trong những lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ là bạn không phải bận tâm đến vấn đề làm sao để chuẩn bị sữa và mang theo mỗi khi cần đi đâu đó và sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà các mẹ cũng không thể bỏ qua nếu muốn bé nhà mình phát triển một cách toàn diện đâu nhé.
Hãy chăm sóc cho giấc ngủ của bé
Đây là thời điểm thích hợp nhất để cho con bạn sẽ hình thành thói quen ngủ. Bé có thể muốn ngủ hoặc muốn thức dậy ngay sau khi được bú lần đầu vào buổi sáng. Vào khoảng buổi trưa thì việc cho bé ngủ khó khăn hơn do lúc này bé đã tỉnh ngủ và bạn không tài nào khiến bé ngủ lại được. Đến buổi chiều, bạn sẽ phải cố gắng để bé vào xe đẩy, đẩy bé đi tới đi lui vì chỉ có vậy bé mới chịu nằm yên.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 10 tuần tuổi có lưu ý gì? |
Cũng theo đó, giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời. Việc này hoàn toàn không ổn định và góp phần phản ánh những thay đổi khác trong cuộc sống của trẻ. Một giấc ngủ đủ giấc và an toàn cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, vậy nên các mẹ hãy cố gắng tập cho trẻ thói quen hằng ngày phù hợp với gia đình mình.
Sự phát triển của trẻ - hãy cùng bé luyện tập
Trong tuần thứ 10 này, bạn sẽ nhận thấy rằng con bạn đã có thể chịu được một chút cân nặng của cơ thể trên đôi chân bé tí ti. Hãy giữ trẻ đứng thẳng thật vững chắc và quan sát xem trẻ làm sao để có thể tự chịu sức nặng của mình trong thời gian ngắn. Khi con bạn thấy mệt, đói hay khó chịu thì không nên tập cho bé làm việc này.
Bé giao tiếp nhiều hơn – các mẹ hãy dành thời gian cho bé
Ở thời điểm này, bé nhà bạn sẽ nói nhiều hơn, thường ê a với mọi người và làm nhiều trò thật ngộ nghĩnh. Thật vậy, tuyến nước bọt của trẻ trông cứ như phải hoạt động hết công suất làm bạn tưởng rằng trẻ đang mọc răng. Nhưng thật ra không phải vậy, bởi chiếc răng sữa đầu tiên của bé sẽ nhô lên khỏi nướu sau 6 tháng tuổi.
Hãy vỗ về khi bé khóc
Đến tuần thứ 10, nêu để ý, các mẹ có thể sẽ thấy con bạn có nhiều kiểu khóc khác nhau. Khi mệt và buồn ngủ trẻ khóc thút thít, hơi có vẻ than vãn. Thay vào đó, trẻ khóc dữ dội khi đói hoặc đòi hỏi chuyện gì khác. Bởi cách duy nhất để truyền đạt ý muốn của trẻ đến cha mẹ là khóc. Từ lúc này cho đến khi trẻ biết nói và diễn tả sự việc, bạn cần phải tăng cường khả năng suy luận và lắng nghe những mách bảo của chính mình đấy nhé.
Những khi bé quấy khóc, bé muốn bạn biết là bé cần được vỗ về và quan trọng là cha mẹ phải đủ nhạy cảm và chú ý đến bé, không lơ là, bỏ mặc bé khi bé quấy khóc.
Thói quen của bé
Đối với việc bú mẹ của bé, các mẹ hãy linh hoạt hơn đối với giờ bú của bé 10 tuần tuổi và chú ý đến thông điệp hoặc tín hiệu từ bé để biết con bạn đang đói bụng. Nếu trẻ cố gắng tìm vú mẹ hoặc núm vú khi bạn đang bế bé, ngậm tay vào miệng, không chịu giữ yên từ lần bú trước, rất có thể bé đang đói. Do vậy mà các mẹ và các bố hãy tập nhận biết những dấu hiệu của bé kể cả lúc đói và lúc no. Tuy nhiên, nếu cha mẹ bỏ qua tất cả những thông điệp của trẻ và tiếp tục cho trẻ bú sữa thì càng về sau, việc này sẽ khiến trẻ lờ đi cảm giác no của cơ thể. Tình trạng trên sẽ dẫn đến các vấn đề về ăn uống cho trẻ sau này.
Đến tuần thứ 10, bé phát triển như thế nào?
Sự phối hợp của tay chân
Dù bé chưa ý thức được hành động của mình nhưng bây giờ tay chân của bé đã có thể phối hợp với nhau ăn ý lắm rồi đấy. Những động tác vụng về lúc mới sinh giờ đây đã được thay thế bằng những cử động nhịp nhàng hơn, nhiều cử động tròn hơn, đặc biệt khi bé quan sát mọi người.Hãy cho con đủ không gian để bé có thể co duỗi tay chân thoải mái.
Hãy tạo điều kiện để bé được “trườn”
Mẹ có thể đặt một cái chăn dưới sàn nhà cho bé nằm lên và để bé vận động, di chuyển tự do tùy ý thích. Việc này giúp bé cứng cáp hơn và phát triển các cơ. Được nằm sấp, bé sẽ bắt đầu đẩy hai chân - đó là bước đầu tiên trong quá trình học cách di chuyển của con đấy
Tập cho bé thói quen khi ngủ
Cho dù các mẹ có định cho con ngủ riêng trong cũi từ sớm hay ngủ chung giường với bố mẹ thì cũng cần thiết lập một thói quen đi ngủ dễ chịu và đều đặn cho con, có như thế, con sẽ chịu hợp tác với bạn hơn và ngủ đủ giấc. Bây giờ không phải là quá sớm để bắt đầu đâu bạn nhé!
Ngoài ra, các mẹ có thể bắt đầu tập dượt cho bé quen với những hàng động trước khi ngủ như: đung đưa bé, hát cho bé nghe, tắm, kể chuyện, cho bé ôm một món đồ yêu thích hoặc bất cứ việc gì phù hợp.
Bé tăng cường khả năng giao tiếp
Đến tuần thứ 10, bé có thể thích làm quen với cả em bé lẫn người lớn. Bạn có thể thấy bé cười khi có người bước vào phòng hoặc chìa tay ra khi có ai định ẵm bé.Vậy nên đây là lúc thích hợp để cho con làm quen với những người mà bạn dự định sẽ nhờ họ trông nom bé sau này.
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng dễ chạc người, vậy nếu con chưa chịu người lạ, bạn hãy kiên nhẫn, ẵm bé lên vỗ về và để bé từ từ làm quen lại, có thể sẽ phải mất vài lần như vậy. Khung cảnh xung quanh thân thuộc cũng giúp việc làm quen dễ dàng hơn.
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mới thế là bé nhà bạn đã được 1 tháng rồi. Dù đã dần quen với cách chăm sóc cho bé, nhưng khi bé được 4 tuần tuổi mẹ nên chăm sóc trẻ thế nào? |
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Rất nhiều bà mẹ còn lúng túng trong việc chăm sóc em bé mới chào đời. Nhưng các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi