Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 15 tuần tuổi
Có khi nào các mẹ bị “loạn” vì có quá nhiều lời khuyên về việc chăm sóc bé yêu khi được 15 tuần tuổi hay chưa? Nếu các mẹ vẫn còn thắc mắc thì hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Khi trẻ được 15 tuần tuổi, mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?
Tăng khả năng giao tiếp cho trẻ
Ở tuần thứ 15 này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.
Ngoài việc trò chuyện với bé hay cho bé chơi với động vật ( tuy nhiên hãy để động vật ở xa bé) thì các mẹ cũng chú ý đến mức độ an toàn của các đồ vật khi bé chơi.
Bé dần học được cách cầm nắm đồ vật
Những lưu ý khi các mẹ chăm sóc bé yêu khi bé được 15 tuần tuổi |
Đến thời điểm này thì bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.
Hãy giúp bé tập lật
Trong giai đoạn này, việc bé lật là điều rất đơn giản nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của các mẹ nhé. Bé khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được. Để bé lật nhanh thì các mẹ có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua.
Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn đấy nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 15 tuần tuổi
Với trẻ được 15 tuần tuổi, mỗi ngày bé chỉ uống sữa khoảng 1200 ml sữa, mỗi lần bé bú từ 150 ml đến 180 ml sữa, ngày bú 6-7 lần, sau uống sữa bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng. Tuy nhiên các mẹ không nên cho bé uống nhiếu nước bé sẽ lười bú, được như vậy bé sẽ phát triển tốt về trí não ,cân nặng và chiều cao.
Đặc biệt, khi trẻ mới được 15 tuần tuổi thì trẻ chỉ nên bú sữa mẹ khi nào thiếu sữa mẹ mới bú sữa ngoài. Đến 6 tháng tuổi thể chất của bé mới sẵn sàng để ăn dặm..
Những chú ý an toàn mà các mẹ không nên bỏ qua
Do ở giai đoạn nay bé đã biết lật người (lẫy) nên các mẹ cũng nên chú ý đến một số trường hợp có thể gây nguy hiểm cho bé yêu nhé:
1. Bị ngã
Do ở giai đoạn này, bé đã cử động được khá nhiều, do đó, mẹ không nên đặt bé trên giường hoặc trên bàn một mình.Trong trường hợp các mẹ bận thì tốt nhất là nên đặt bé trong cũi hoặc trên mặt phẳng đảm bảo độ an toàn và không làm bé ngã.
2. Bị bỏng
Giờ đây, khả năng cầm nắm của bé đã được “nâng cao”, do vậy mà bé có khả năng cầm, nắm hoặc tóm lấy đồ vật trong cự ly gần. Chính vì vậy mà các mẹ nên tránh những cốc nước nóng, những loại đồ chơi chất liệu kém an toàn xung quanh bé.
3. Bị nghẹt thở
Cũng là do thói quen cầm đồ vật và cho vào miệng đã được nhiều bé thực hành ở giai đoạn này. Để đảm bảo an toàn cho bé thì các mẹ nên dọn dẹp những đồ vật nhỏ xung quanh chỗ bé nằm để phòng tránh nguy cơ hóc cho bé.
4. Khi ngồi trên xe ôtô
Đó mới là tuần thứ 15 nên hệ xương cổ của bé lúc này còn khá yếu, cộng với chuyển động của ôtô có thể gây chấn thương cho bé. Mẹ nên chuẩn bị ghế riêng cho bé hoặc bạn bế bé khi đi taxi để có thể đảm bảo an toàn cho bé yêu nhé.
>Mẹo dân gian chữa nấc cụt và trị táo bón cho trẻ sơ sinh (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bệnh táo bón và nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường khiến cha mẹ hết sức đau đầu. Dưới đây là các mẹo dân gian cực hay các mẹ nên áp dụng. |
>Cảnh báo mẹ: dấu hiệu con chậm phát triển! (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu bé chậm phát triển dưới đây để kịp thời nhờ bác sĩ tư vấn, chữa trị kịp thời. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi