Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là xu thế mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng vì tính ưu việt cũng như tạo sự thuận lợi khi sử dụng cho công dân. Ở Việt Nam, quy định làm CCCD gắn chip được áp dụng cho tất cả người dân. Thông thường CCCD thường có thời hạn sử dụng, tuy nhiên, cũng có những trường hợp CCCD có giá trị vô thời hạn.
1. Thời hạn của CCCD gắn chip
Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014, Bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chip. Thời có thời hạn sử dụng của CCCD được áp dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật CCCD 2014. Cụ thể như sau:
- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, CCCD (cả CCCD mã vạch và CCCD gắn chip) đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, công dân vẫn được sử dụng thẻ CCCD đó đến mốc tuổi tiếp theo.
2. Những trường hợp được cấp CCCD mã vạch, CCCD gắn chip có giá trị vô thời hạn
Như đã nói ở trên, điều 21 Luật CCCD 2014 quy định thẻ CCCD gắn chip có thời hạn sử dụng đến các mốc tuổi là đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Tuy nhiên, luật cũng quy định nếu công dân đó đã đủ 60 tuổi tính đến thời điểm cấp thẻ thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất. Như vậy, công dân đủ 60 tuổi tính đến thời điểm cấp thẻ thì sẽ không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, những người trên 60 tuổi đang sử dụng CCCD mã vạch sẽ được tiếp tục sử dụng cho đến khi mất mà không bắt buộc phải đổi sang CCCD chip.
3. Ưu điểm vượt trội của CCCD gắn chip
Trước hết, so với CCCD sử dụng mã vạch; CMND 09 số và 12 số bằng phôi giấy; thì CCCD gắn chip bằng nhựa cứng đảm bảo độ bền lâu hơn; có độ bảo mật cao hơn; có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn; và có thể linh hoạt, mở rộng tích hợp thêm các thông tin; dữ liệu hay dịch vụ tiện ích trong tương lai.
Khi thẻ CCCD gắn chip có tích hợp đầy đủ các thông tin của các Bộ, ban ngành khác như thuế, bảo hiểm y tế, bằng lái xe; và các loại giấy tờ có giá trị khác do đó có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo.
Ngoài ra, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí cho những thủ tục hành chính công, thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến của chính phủ điện tử. Ngoài ra, với thẻ CCCD gắn chip, việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline, không cần đường truyền Internet.
4. Ai phải đi đổi sang CCCD gắn chip?
Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ CCCD gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND; hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD gắn chip. Điều này là không đúng. Thực tế chỉ có những người có CMND, hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại CCCD gắn chip.
Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trường hợp đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn phải làm mới ngay nếu không có thể bị phạt
-
3 điểm mới về CCCD gắn chip năm 2023 người dân cần lưu ý
-
Bỗng dưng nhận được thông báo vay nợ do lộ thông tin CMND, CCCD gắn chip người bị hại cần làm ngay việc này?
-
3 điều quan trọng cần lưu ý cho những ai vẫn giữ CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip
-
CCCD gắn chip và 13 thông tin quan trọng người dân cần biết để không thiệt thòi