Thói quen ăn uống thường được cho là có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư. Nghiên cứu lớn được công bố trên tờ The BMJ chỉ ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này cao hơn.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan ở Boston, Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn, dài hạn, tìm hiểu về mối liên quan giữa trái cây và rau củ trong chế độ ăn của một người và nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cứu mới này không những chỉ ra rằng ăn nhiều trái cây và rau củ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và nguy cơ phát triển các khối u xâm lấn khác mà nó còn cho biết ăn bao nhiêu trái cây và rau củ mỗi ngày là lý tưởng để giảm nguy cơ.
Mặc dù cũng có các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn giàu trái cây, rau củ và nguy cơ ung thư nhưng theo tác giả chính của nghiên cứu, Maryam Farvid, tác giả nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp bức tranh hoàn chỉnh nhất về tầm quan trọng của việc ăn nhiều trái cây và rau củ trong phòng ngừa ung thư vú".
Ăn trái cây và rau quả giúp giảm nguy cơ khối u ung thư ác tính
Các nhà nghiên cứu đã có thể quan sát thấy chế độ ăn giàu trái cây và rau củ dường như có liên quan với giảm nguy cơ phát triển các loại khối u ung thư xâm lấn thường kháng với các phương pháp điều trị thông thường như hóa trị.
Những loại ung thư xâm lấn này bao gồm ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen, ung thư vú HER2 và các loại ung thư cơ bản.
Farvid và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng chất xơ cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy tác dụng bảo vệ gắn liền với trái cây và rau quả là độc lập với hàm lượng chất xơ của chúng.
Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể là trái cây và rau củ có chứa các chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa, do vậy góp phần phòng tránh nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu này tăng thêm động lực để phụ nữ tăng cường ăn trái cây và rau củ.
Ăn các thực phẩm từ đậu nành
Ở những nước như Nhật Bản, Trung Quốc, mọi người ăn nhiều loại thực phẩm chế biến từ đậu nành nên tỉ lệ ung thư vú ở các nước này rất thấp so với các nước khác trên thế giới. Theo kết quả từ 18 cuộc nghiên cứu, ăn các thực phẩm làm từ đậu nành cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư vú. Tuy nhiên, tiến sĩ Kolonel cũng đưa ra lời khuyên rằng không nên ăn các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất mà chất đậu nành mang lại. Bởi thành phần estrogen (hóc môn kích tố sinh dục) thực vật cao có trong thực phẩm này có khả năng làm thay đổi các tế bào vú, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến ung thư.
Chính vì thế, những người đã từng mắc, có nguy cơ hoặc muốn tránh xa căn bệnh này thì không nên sử dụng thực phẩm chức năng chiết xuất từ đậu nành.
Hạn chế đường
Đường là thức ăn có chỉ số glycaemix cao và là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao vì vậy cũng liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú. Loại thực phẩm này có tác động lớn đến lượng đường trong máu và dẫn đến sự phóng thích insulin. Khi mức insulin cao, nó có thể làm tăng mức estrogen tự do và gây ra thảm họa cho cơ thể, đó là căn bệnh ung thư vú.
Hạn chế thịt nướng
Khi nướng một số protein động vật ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng sự phát triển của các amin dị vòng (HCAs), những chất gây ra ung thư, gây đột biến tế bào.
Hạn chế các loại thịt động vật có hàm lượng mỡ cao
Chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm tăng lượng estrogen và tích lũy prolactin vì vậy nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư có nguyên nhân từ hormone như ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.
Tác giả: Tran Thi Hoan