Chỉ mặt thói quen khi ăn uống quá 70% người Việt mắc phải khiến ung thư tăng vọt mà chẳng mấy ai ngờ

( PHUNUTODAY ) - Chỉ mặt thói quen khi ăn uống quá 70% người Việt mắc phải khiến ung thư tăng vọt mà chẳng mấy ai ngờ - cần tìm hiểu để bỏ ngay nhằm phòng tránh căn bệnh này.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có 30% các loại ung thư là do vấn đề thực phẩm. Tuy nhiên, năm 2014, tại hội nghị ung thư thế giới, Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế (UICC) cho biết đối với các nước đang phát triển thì con số này được nâng lên là 50-60%.

“Khi người chế biến đưa chất cấm vào thực phẩm, đều là chất có thể bị ung thư. Ngoài ra, xúc xích, thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn sinh ra những chất có khả năng gây ung thư được xếp loại số một. Đồ ăn nướng cháy hay dầu chiên nhiều lần bị biến tính, tạo thành amin đa vòng, cũng là yếu tố nhóm hai gây nên ung thư” - TS Quốc Thịnh phân tích.

Một trong những yếu tố gây nên ung thư nữa là thói quen rượu bia, thuốc lá. Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á về uống rượu, thuốc lá.

 

Trên bản đồ ung thư, ung thư phổi và gan là hai loại ung thư đứng hàng đầu. Tuy nhiên, những ung thư này còn do nhiều lý do khác, ví dụ như nấm mốc là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.

TS Quốc Thịnh cho rằng dù chưa có kết luận nhưng chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở người trẻ ngày càng gia tăng.

Ung thư vú ngày nay có thể gặp ở cô gái 25 tuổi, trong khi 15 năm trước hoàn toàn không có. Ung thư thực quản, thanh quản gặp ở những người 30 tuổi, trong khi trước đây chỉ ở những người trên 50 tuổi.

Có thể đặt ra nhiều giả thuyết, có phải do giới trẻ tiêu thụ bia, rượu, thuốc lá sớm so với trước đây, hay tiếp xúc quá sớm các tác nhân gây ung thư trong thực phẩm, trong môi trường.

TS Lê Tuấn Anh - phó giám đốc trung tâm ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy - cũng cho biết tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân ung thư tăng, năm 2014 là khoảng 22.000 người tới khám và điều trị nhưng đến năm 2016 khoảng 45.000 người.

Ăn quá nóng – Ung thư thực quản

Thực quản là một trong những “cửa ngõ” đầu tiên của đường tiêu hóa, nó có lớp niêm mạc mềm đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng trên 60 độ C. Tuy chúng ta không có nhiều cảm giác khó chịu khi ăn nhưng bị thực phẩm nóng nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm bỏng thực quản, tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm thực quản. Niêm mạc thực quản không thể tiếp tục tự khỏi thì cuối cùng sẽ hình thành các tế bào ung thư.

Ăn mặn – Ung thư dạ dày

Ngoài thức ăn được rán ở nhiệt độ trên 120 độ C thì muối được coi là một ‘đồng phạm’ có thể sinh ra độc tố gây ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Dùng dầu thực vật lâu dài

Từ trước đến nay, dầu thực vật luôn được quảng cáo với nhiều ưu việt như: giảm cholesterol, phòng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, ăn nhiều dầu thực vật có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng. Khi sử dụng dầu thực vật để đun nóng, chiên rán thì dầu có nguy cơ bị chuyển hóa thành các sản phẩm độc hại cho sức khỏe. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Mặt khác, chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP-Bộ Y nhấn mạnh, đó chỉ là những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không phải sử dụng dầu ăn thì chắc chắn sẽ gây bệnh. Do đó, người dân không nên bài xích dầu thực vật mà vấn đề là cần biết cách lựa chọn và sử dụng dầu ăn một cách hợp lý. Không nên dùng dầu ăn quá nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tỷ lệ chính xác giữa dầu thực vật và dầu động vật nên được 1-0,3.

Theo Ths.BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ung thư có tỉ lệ chữa khỏi thấp hơn những bệnh khác nhưng không phải là chết.

Tỉ lệ tử vong vì ung thư ở nước ta cao có thể là do chẩn đoán muộn, vì vậy phải tập trung để làm sao phát hiện bệnh sớm. Có những chương trình tầm soát phát hiện ung thư sớm, khả năng sống rất cao.

Với ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tỉ lệ tử vong thấp nhờ tầm soát và điều trị từ giai đoạn sớm. Đối với tiêu hóa, một trong những ung thư tử vong cao là ung thư ruột già. Nhưng ở nước ngoài, những người 50 tuổi không có triệu chứng bệnh gì, họ coi đó là một yếu tố nguy cơ và đi nội soi, kiểm tra.

Tác giả: Ngọc Lê