Người không coi trọng thân nhân
Con người ta sống ở đời, tình thân ruột thịt chính là to lớn nhất. Một người ngay cả con của mình còn không thương thì sao có thể trân trọng những điều quý giá khác.
Người xưa có câu: Hổ dữ không ăn thịt con. một người mà ngay cả người thân còn lãnh đạm không thương xót, cha mẹ không chăm, anh em không nhìn, trái tim của họ đã là băng giá. Người như vậy, dù cho chúng ta có đối xử với họ tốt thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là hoài công vô ích, tốt nhất là không nên tiếp xúc.
Người tất cả vì lợi
Quân tử vì nghĩa, tiểu nhân vì lợi. Có nhiều người sống mà trong tâm lúc nào chỉ biết lợi ích, được mất của chính mình. Người như thế thì trên đời này chẳng có gì quy đổi thành tiền được cả.
Thứ đã có giá thì chính là thứ nay còn, mai mất, một khi được giá, họ sẽ bán đi. Vì kiểu người này sống vì lợi ích nên họ chẳng nghĩ đến cảm xúc của người khác.
Tình cảm đối với loại người này mà nói, đó là thứ dị thường, hư ảo, vậy nên chúng ta tốt nhất là đừng nên kết giao với loại người này.
Người không giữ chữ tín
Con người một khi mất đi chữ tín, mất đi niềm tin của người khác thì cũng coi như là mất tất cả. Một người mà nói lời không có chữ tín, họ nay có thể nói thế này, mai nói thể khác, thị phi điên đảo.
Khi kết giao với một người mà không thể có được cảm giác tin cậy, vậy thì mối quan hệ đó chỉ khiến cho chúng ta thêm phần áp lực, mất đi cảm giác an toàn. Cổ nhân xưa nay vẫn dạy chữ tín là gốc để làm người, một người mà có chữ tín thì dù đi đâu, làm gì cũng luôn biết nghĩ trước nghĩ sau cho người khác, có lợi cho bạn bè và mọi người xung quanh.
Người thích oán trách
Những người này đều nên tránh kết giáo. Bởi vì càng chơi thân càng khiến bạn đi xuống mà thôi. Đời người ai chả có lúc lên voi xuống chó. Cứ oán trách thì càng khiến bản thân tiêu cực hơn mà thôi.Khi một người mà trong lòng luôn nghĩ đến người khác thì người khác mới nghĩ đến mình, muốn xem mình như bạn bè.
Trong khi đó, người hay oán trách thì ngược lại, điều họ nghĩ lại là bản thân mình, nghĩ về những thiệt thòi, những mong muốn của bản thân chưa được thực hiện. Đây cũng chính là người sống vị tư, ích kỷ, không biết quan tâm tới cảm xúc của người khác.
Người không biết cảm ơn
Người với người đều là nương tựa vào nhau mà sống, nương tựa vào nhau mà tồn tại. Thế nên làm người cần có lòng biết ơn đối với mọi thứ xung quanh, thậm chí phải cảm ơn cả kẻ thù của mình. Nhờ họ mà ta mạnh mẽ, trưởng thành hơn.
Một người, chỉ khi nào trong tâm luôn hoài giữ được tấm lòng cảm ơn đối với người khác, khi đó, người khác mới có thể sẵn sàng vì họ mà cống hiến.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy " Gia đình có 3 cái "càng to" càng nghèo khó": Cái đầu tiên dễ phá sản đó là gì?
-
Cổ nhân dạy: 'Trong ba người đồng hành, ắt có người làm thầy của ta', họ là những ai?
-
Các cụ dạy: “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, ý nghĩa thực sự là gì?
-
Tục ngữ có câu: ''Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà'', liệu có còn áp dụng được ở thời nay?
-
Cổ nhân dạy "Xem trong bếp biết nét đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no", có nghĩa là gì?