Chia sẻ trên Dân trí, Luật sư Nguyễn Thị Xuyến, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết để xem xét việc người vợ có được chia tài sản này sau khi ly hôn hay không phải xem xét 3 vấn đề:
Xác định chồng có sử dụng tài sản chung của vợ và chồng để mua nhà, mua xe cho "người em nương tựa" không?
Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tài sản chung vợ, chồng gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung;
- Vợ, chồng được thừa kế hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng;
- Không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, căn cứ đầu tiên để người vợ có thể khởi kiện ra tòa là phải xác định số tiền chồng dùng để mua các tài sản có giá trị cho người phụ nữ khác được lấy ra từ những loại tài sản nêu trên hay là lấy từ tài sản riêng của chồng (bao gồm tài sản có được trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, tài sản được cho tặng riêng...).
Có đủ chứng cứ hợp phát để chứng minh tài sản mà "người em nương tựa" của chồng đang đứng tên được mua từ tiền của hai vợ chồng
Luật sư đưa ra một số chứng cứ có thể thu thập được là:
- Ghi âm hoặc để lại chứng cứ chứng minh chồng lấy tiền của vợ, chồng mua nhà, xe cho "người em nương tựa";
- Tìm bằng chứng chồng tặng xe, nhà cho "người em nương tựa" (nếu có)...
Theo luật sư, cách tốt nhất để thu thập chứng cứ này là khéo léo để chồng thừa nhận đã tặng nhà, xe cho người khác và lưu giữ lại làm bằng chứng. Tuy nhiên, việc chứng minh tiền được sử dụng là tài sản chung của vợ chồng khi tài sản đó đã được sang tên cho người khác sẽ vô cùng khó khăn.
Sau khi có chứng cứ đầy đủ, người vợ có thể khởi kiện đòi lại tài sản
Luật sư cho biết, theo Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội.
Vì vậy, trong trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung của vợ chông để mua nhà, xe cho "người em nương tựa" mà không phải vì nhu cầu gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng thì đây sẽ được coi là giao dịch vi phạm pháp luật.
Khoản 1 khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì có thể hoàn trả bằng tiền.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Máy bay Trung Quốc gặp nạn: Hiện trường toàn mảnh vỡ vụn, không thấy dấu hiệu người sống sót
-
Người lao động nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 22 năm BHXH, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?
-
Thời tiết ngày 22/3 diễn biến như thế nào?
-
Vừa nghỉ việc, lao động cần lấy ngay sổ BHXH để được hưởng những khoản tiền này
-
Miền Bắc đón đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, trời chuyển rét