Vừa nghỉ việc, lao động cần lấy ngay sổ BHXH để được hưởng những khoản tiền này

( PHUNUTODAY ) - Sau khi lấy sổ BHXH, người lao động có thể hưởng những chế độ như sau.

Hỗ trợ học nghề

Điều 55 Luật Việc làm quy định, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng có thể làm hồ sơ để nhận hỗ trợ học nghề.

Hỗ sơ hưởng hỗ trợ học nghề gồm có:

- Trường hợp 1: Đối với người lao động đang chờ giải quyết hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại nơi hưởng, hồ sơ cần chuẩn bị là đơn đề nghị hỗ trợ học nghề.

- Trường hợp 2: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương khác cần chuẩn bị Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề và Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Trường hợp 3: Người đủ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ học nghề nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cần chuẩn bị:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu.

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc, quyết định thôi việc, quyết định sa thải, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng …

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp 3, người lao động bắt buộc phải có sổ BHXH để được hưởng hỗ trợ học nghề. Trong khi đó, nếu đang chờ giải quyết hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (trường hợp 1 và 2) thì trước đó người lao động đã nộp sổ BHXH cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Vì vậy, nếu nghỉ việc mà không lấy sổ BHXH, người lao động sẽ không được nhận chế độ hỗ trợ học nghề. Nếu không làm thủ tục hưởng chế độ này, người lao động sẽ mất quyền lợi mà không được cộng dồn cho lần hưởng sau.

so-bhxh-01

Trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 47 Luật Việc làm năm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng;

- Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp (trừ các trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, qua đời…).

Trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, sổ BHXH là một trong những giấy tờ bắt buộc. Nếu không có sổ BHXH, người lao động sẽ không thể nhận trợ cấp.

Nếu chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp ngay, số tiền này sẽ không mất đi mà được bảo lưu theo thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.

Chế độ BHXH một lần

Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13 quy định nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt, người lao động sau một năm kể từ khi nghỉ việc có thể lấy BHXH một lần.

Hồ sơ đề nghị nhận BHXH 1 lần gồm:

- Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.

- Bản chính Đơn đề nghị.

Người lao động bắt buộc phải có sổ BHXH để thực hiện việc rút BHXH một lần. Nếu chưa có sổ, người lao động phải quay trở lại công ty cũ để lấy.

Nếu chưa rút BHXH một lần, người lao động sẽ không mất đi quyền lợi này. Thời gian tham gia BHXH sẽ tiếp tục được bao lưu cho đến khi có đủ hồ sơ để rút một lần.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link