Uống rượu say rồi qua đời trong lúc ngủ là tình trạng không ít người thiếu may mắn gặp phải. Thậm chí, nhiều gia đình thắc mắc, rõ ràng người thân của họ trước giờ khỏe mạnh, không có bệnh tật gì, tại sao lại xảy ra cơ sự?
A Thương, 35 tuổi, đến từ Trung Quốc, đang ngủ giữa đêm đột nhiên cơ thể lạnh dần, người vợ thấy thế cố gắng gọi chồng dậy nhưng anh không phản ứng. Quá hốt hoảng, người vợ lập tức gọi cấp cứu. Qua khám nghiệm lâm sàng, đội ngũ y tế phán đoán người đàn ông bị đột quỵ và nhanh chóng đưa anh đến bệnh viện.
Sau khi xét nghiệm và chụp chiếu, kết quả cho thấy A Thương bị xuất huyết não và lượng máu chảy ra rất lớn, cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Bước đầu là điều trị bảo tồn, nếu không hiệu quả, có thể phải tiến hành phẫu thuật mở sọ.
Không may, tình huống xấu nhất đã xảy ra A Thương đã phải trải qua phẫu thuật mở và tái tạo sọ. Mặc dù ca phẫu thuật rất thành công nhưng rủi ro rất lớn. Thật vậy, chưa đầy một ngày sau phẫu thuật, tình trạng của A Thương trở nên xấu đi và đã qua đời.
Trước cái chết của người đàn ông 35 tuổi, cả gia đình đau buồn thắc mắc: “Trước giờ A Thương vẫn ăn uống, sinh hoạt rất lành mạnh, tại sao anh ấy lại bị xuất huyết não?”.
Sự thật, vì vợ chồng không hạnh phúc nên trong nhiều năm liền, A Thương thường xuyên uống rượu. Đặc biệt mỗi khi tan làm, A Thương hay uống rượu tới khuya, chỉ về nhà khi muốn ngủ. Vào hôm bị đột quỵ, tối đó A Thương cũng uống rất nhiều rượu rồi khi đang ngủ tại nhà xảy ra thảm kịch không ai mong muốn.
Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo: uống rượu trước khi đi ngủ là một sai lầm nghêm trọng. Uống rượu vốn đã là một hành động gây tổn hại đến cơ thể. Uống nhiều rượu trước khi đi ngủ sẽ làm tăng chuyển hóa gan, tăng tốc lưu lượng máu, tăng huyết áp. Lúc này nếu chất lượng máu của mạch máu không tốt sẽ xảy ra vỡ mạch máu và gây xuất huyết não.
Vì sao khi say rượu không nên đi ngủ?
Khi uống rượu xong chắc chắn chúng ta sẽ rất muốn đi ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan đấy ạ. Ngoài gây hại cho gan thì hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Vì thế sau khi uống rượu chúng ta không nên đi ngủ ngay mà hãy nên rửa mặt bằng nước lạnh, sau đó ngồi nghỉ ngơi.
Rất nhiều trường hợp bị trúng độc rượu quá nặng mà không hay biết, sau đó đi ngủ luôn có thể dẫn tới tử vong mà cũng không ai phát hiện. Vì vậy khi gia đình bạn có người uống rượu say cần phải có người ở bên cạnh để chăm sóc giúp họ giải rượu, cách 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để giúp họ tỉnh táo hoàn toàn.
Để hạn chế tình trạng đột quỵ kiểu vậy thì các chuyên gia cảnh báo rằng:
- Ăn ít muối, uống nhiều nước: Việc ăn nhiều muối dễ làm tăng huyết áp. Lượng muối nhiều sẽ dẫn tới thiếu nước trong cơ thể, lưu thông máu có khả năng bị chặn và bệnh mạch máu não sẽ xảy ra.
Một người bình thường không nên sử dụng muối quá 6g mỗi ngày, đối với bệnh nhân tăng huyết áp, họ nên giới hạn ở mức 3g thôi ạ.
Nên uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình thải độc ra ngoài. Thường mỗi người sẽ uống 2 lít nước mỗi ngày.
- Nên kiểm soát cân nặng và tâm trạng: Người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao do mạch máu trở nên giòn, dễ vỡ. Trọng lượng tiêu chuẩn: bình phương cân nặng/chiều cao, giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 18,5 đến 23,5 là hợp lý ạ.
- Không uống rượu bia, thuốc lá vì dùng những loại này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tổn hại sức khỏe của mạch máu, thúc đẩy sự hình thành huyết áp cao gây ra đột quỵ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Hạt hướng dương có nhiều công dụng hữu ích nhưng ăn theo 2 cách này sẽ gây hại cho gan
-
Bác sĩ Khanh giải đáp: Bệnh nền kiểu gì thì tiêm Covid-19 ở cộng đồng an toàn, không phải ra bệnh viện
-
Cho 5 thứ này vào nước lọc: Có ngay thứ nước giúp thải độc da, giảm cân nhanh chóng
-
Đậu đen cực tốt cho 10 căn bệnh thường gặp, một nắm đỗ đen mỗi ngày khỏi lo ốm vặt
-
Lá của loại rau này thường được vứt thẳng vào thùng rác mà không biết đang bỏ lỡ cả tá lợi ích quý