Gạo lứt và gạo trắng - cái nào tốt hơn?
Gạo lứt (còn gọi là gạo lức, gạo rằn, gạo lật...) là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa xát lớp vỏ cám bên ngoài. Loại gạo này có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là các sinh tố, nguyên tố vi lượng.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Thị Kim Loan (Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM) cho biết xét về năng lượng, gạo trắng và gạo lứt tương đương nhau. Tuy nhiên, gạo lứt có nhiều axit amin tốt cho cơ thể như tryptophan, glycin, valin... giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Gạo lứt còn có nhiều axit béo tốt hơn gạo trắng. Loại gạo này cũng chứa nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no, ổn định đường huyết, điều hòa quá trình hấp thụ đường, điều chỉnh nhu động ruột tốt hơn so với gạo trắng. Đây là lý do nhiều người tin tưởng sử dụng gạo lứt trong chế độ ăn kiêng, giảm cân.
Có nên sử dụng gạo lứt thay thế hoàn toàn cho gạo trắng?
Theo BS Loan, dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng gạo lứt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Gạo lứt sau khi nấu vẫn còn khá cứng, nhai sẽ mất thời gian và khó khăn hơn với gạo trắng. Dạ dày cũng tốn nhiều thời gian co bóp để nghiền nát cơm gạo lứt, gây ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là người lớn tuổi.
BS cũng cho rằng không nên ăn cơm gạo lút thay cơm trắng mỗi ngày và khuyến cáo mọi người nên sử dụng gạo lứt theo nhu cầu. Ví dụ, gạo lứt giàu vitamin nhóm B, sắt... có khả năng hỗ trợ tạo hồng cầu; nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng nên những người cần nâng cao sức khỏe có thể sử dụng 2-3 lần/tuần. Những người sử dụng gạo lứt để giảm cân mà không cần tập luyện hay ăn vô tội vạ cũng gây phản tác dụng, thậm chí vẫn bị tăng cân như khi ăn gạo trắng.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý về dạ dày không nên ăn gạo lứt.
Độ nở của gạo lứt khác với gạo trắng. Bình thường ăn một chén cơm gạo trắng thì khi dùng gạo lứt chỉ nên lấy khoảng nửa chén. Theo BS, nếu không để ý đến lượng tinh bột, năng lượng đưa vào cơ thể thì bạn rất dễ tăng cân. Việc chỉ dùng gạo lứt để giảm cân là rất khó. Chúng ta cần phải lưu ý đến việc giảm chất béo, chất đạm, tinh bột, trái cây, bánh kẹo, kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp.
Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng
Gạo lứt có thể được làm từ nhiều giống lúa khác nhau theo công nghệ chà tác vỏ. Trong khi đó, gạo huyết rồng làm từ giống lúa huyết rồng. Thành phần dinh dưỡng của hai loại gạo này khác nhau nên công dụng của chúng cũng khác nhau.
Gạo lứt thuộc nhóm gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình. Loại gạo này phù hợp với người bị tiểu đường, người béo phì, người ăn kiêng.
Gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết cao, lên tới 75,1. Người bị bệnh tiểu đường sử dụng nhầm gạo huyết rồng có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Những thực phẩm kỵ với gan lợn chớ dại kết hợp chung kẻo rước thêm bệnh
-
Buổi sáng ngủ dậy uống 1 cốc nước xanh mát này giúp eo thon bụng phẳng, khỏe mạnh mỗi ngày
-
Đau mỏi vai gáy lâu năm, lấy 1 nắm ngải cứu làm theo cách này: Giảm đau nhanh, nhiều người áp dụng thành công
-
Tủ lạnh nhà ai cũng hay có 3 món này, càng để càng tăng nguy cơ K tuyến giáp
-
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh hiểm nghèo ai cũng cần biết mà tránh