Dưới dây là 3 giấc ngủ "mệnh bạc như giấy":
1. Giấc ngủ lười biếng
Rất nhiều người có thói quen vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ sẽ thức rất khuya, đến rạng sáng mới đi ngủ, sau đó ngủ nướng đến giữa trưa mới dậy. Đây cũng chính là loại giấc ngủ lười biếng mà người xưa nói đến.
Trung y cho rằng, nằm lâu sẽ khiến nguyên khí bị thương tổn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Buổi sáng sớm là lúc cơ thể sản sinh ra dương khí mạnh mẽ nhất, nếu cứ nằm ì trên giường sẽ khiến dương khí không thể sản sinh được… từ đó ảnh hưởng đến thân thể.
Với học sinh đi học hoặc nhân viên đi làm vốn có thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đến ngày lễ đột nhiên ngủ nướng sẽ khiến cơ thể có cảm giác lười biếng, chây ỳ.
Nguyên nhân là bởi đồng hồ sinh học bị thay đổi đột ngột khiến não bộ bị kích thích mạnh, từ đó làm cho hormone mất cân bằng, khiến người ngủ nướng khi tỉnh dậy tinh thần uể oải, trong người khó chịu dễ nổi nóng, đầu óc choáng váng, đau nhức vô cùng.
Ngủ nướng cũng đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian cơ bắp và tim ở trong trạng thái thả lỏng, dẫn đến việc không loại bỏ kịp thời chất độc trong cơ thể, hậu quả sau khi ngủ dậy là cảm giác toàn thân vô lực, chân tay bủn rủn.
Không chỉ vậy, loại giấc ngủ lười biếng này còn khiến người ngủ lỡ mất thời gian vàng ăn điểm tâm buổi sáng, đến trưa do quá đói lại ăn uống quá no, điều này nếu diễn ra lâu ngày sẽ làm tổn thương chức năng của đường ruột, từ đó dẫn đến các bệnh như viêm dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa.
Do đó người xưa khuyên rằng mỗi người nên ngủ sớm dậy sớm, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, từ 23 giờ đêm đến 6 giờ sáng là khoảng thời gian vàng cho một giấc ngủ chất lượng, nếu hôm ấy quá mệt mỏi, cũng có thể thức dậy trễ hơn, nhưng phải trước 8 giờ sáng.
2. Giấc ngủ muộn phiền
Trong cuộc sống vội vã ngày nay, mối quan hệ giữa người với người dường như phức tạp hơn, tâm tình từ đó cũng trở nên rối rắm dị thường, rất nhiều người chỉ cần tức giận sẽ tìm đến giấc ngủ như một cách đề giải tỏa tâm trạng, người xưa gọi đây là loại giấc ngủ muộn phiền.
Loại giấc ngủ này căn bản không thể giúp xoa dịu cảm xúc tiêu cực kia như nhiều người lầm tưởng. Ngược lại, việc đang trong cơn tức giận mà lập tức chìm vào giấc ngủ sẽ khiến ký ức không vui ấy khắc sâu hơn trong tâm trí.
Mặt khác lúc tức giận thì hệ thần kinh cũng bị xung kích, khiến cho người nằm trên giường trằn trọc lật qua lật lại ngủ không yên, dù sau đó có thể ngủ thì cũng sẽ gặp chiêm bao, nằm mộng linh tinh.
Một số người lại có thói quen khi tức giận sẽ che chăn mền lên mặt để ngủ, làm giảm hàm lượng khí xy hít vào cung cấp cho não bộ, trong khi khí CO2 không thoát ra được vẫn quanh quẩn trong chăn mền, từ đó làm sự trao đổi chất của cơ thể trở nên trì trệ, khiến người ngủ khi tỉnh dậy mắt sưng đỏ, toàn thân mệt mỏi rã rời, nếu trạng thái này diễn ra thường xuyên còn có thể dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi khác như mất ngủ, chán ăn, tinh thần kém…
Đặc biệt với những người bị cao huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch lại càng phải chú ý hơn, bởi nếu mang theo tâm trạng buồn bực khi ngủ họ sẽ rất dễ mắc phải các bệnh về thần kinh và đau thắt cơ tim.
Vậy nên để bảo đảm cho một cơ thể khỏe, mỗi người trước khi ngủ nên giải quyết triệt để cảm xúc tiêu cực của bản thân, có thể là thổ lộ hết ấm ức với người nhà, dốc bầu tâm sự với bạn thân, viết nỗi muộn phiền vào nhật ký hoặc đi ra ngoài tản bộ, hít thở không khí trong lành…
3. Giấc ngủ ngay sau bữa cơm
Trong dân gian có câu nói “Căng da bụng, chùng da mắt”, tức là sau khi ăn no, mọi người sẽ bị cơn buồn ngủ tập kích.
Nguyên nhân là do khi ấy máu phải tập trung dồn về dạ dày để tiếp thêm năng lượng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, lượng máu ở não và các cơ quan khác vì thế mà giảm đi, khiến cơ thể người sinh ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
Tuy nhiên sau khi ăn xong mà lập tức lên giường ngủ sẽ gây hại cho dạ dày. Cụ thể, khi con người chìm vào giấc ngủ thì tốc độ tiêu hóa sẽ chậm lại, những đồ ăn chưa được tiêu hóa xong sẽ tích tụ chồng chất trong dạ dày, gia tăng gánh nặng cho dạ dày, thậm chí lâu dần có thể dẫn đến việc bị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày.
Dù biết tình trạng buồn ngủ sau khi ăn là không thể tránh khỏi, nhưng ta vẫn có thể làm dịu hoặc quên đi cơn buồn ngủ bằng những mẹo nhỏ như chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh cho dạ dày làm việc cật lực và chiếm nhiều năng lượng của các cơ quan khác;
Uống một tách trà bạc hà sau bữa ăn khoảng 30 phút, vị the mát của trà bạc hà giúp cơ thể tỉnh táo hơn và nó cũng có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa; hoặc có thể đứng dậy đi loanh quanh vài vòng để cơ thể phân chia lại năng lượng cho các nơi khác trong cơ thể…
Và vào buổi tối thì trong khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ, không nên ăn thêm bất kể đồ ăn nào dù nó có ngon đến đâu.
Nếu ban ngày phải làm việc mệt nhọc, mà buổi tối hôm trước ngủ không ngon, không đủ giấc, thì buổi trưa có thể dành ra 30 phút để nghỉ ngơi, nó sẽ giúp cơ thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Đây là 4 lý do người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều
-
Để Phổi luôn khỏe mạnh, đây là 5 lời khuyên vô cùng hữu ích của chuyên gia
-
Chị em muốn bụng phẳng lì, hãy ăn càng nhiều 6 loại trái cây này, bụng càng phẳng
-
Ăn 5 món này trước khi ngủ, bụng phẳng lì, không còn mỡ thừa
-
Top 3 lý do vô cùng chính đáng để ai cũng nên tập yoga