3 thời điểm say không nên ăn trứng gà:
1. Không ăn khi bị sốt
Trong trứng gà có rất nhiều protein, sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.
Những người bị sốt, nhất là trẻ em, ăn trứng gà lúc này thì nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên, không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và lâu khỏi.
Vì vậy, khi bị sốt, nên hạn chế ăn trứng gà và những thực phẩm giàu đạm, thay vào đó nên uống nhiều nước, ăn rau quả tươi.
2. Khi bị tiêu chảy
Rất nhiều người nghĩ rằng bệnh nhân tiêu chảy nên được bồi dưỡng bằng những thực phẩm bổ dưỡng như trứng gà.
Thực ra, ở các bệnh nhân này, dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn, tính năng men tiêu hoá bị giảm nên khả năng chuyển hoá đường, đạm, mỡ không được như trước.
Chức năng tái hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở ruột non cũng gặp trở ngại, phần lớn bị thải ra ngoài qua đường tiêu hoá.
Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy bệnh nhân không nên ăn trứng gà và để cho đường ruột được nghỉ ngơi.
3. Khi bị sỏi mật
Các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân sỏi mật không nên ăn trứng gà do lúc này chức năng co bóp của túi mật trở nên yếu dần, nên nếu ăn nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, sinh ra các triệu trứng như đau, nôn mửa...
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bệnh nhân sỏi mật phải kiêng hẳn trứng gà. Họ vẫn có thể ăn với lượng vừa phải để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
**
Lưu ý khi ăn trứng gà:
- Không uống trà nếu trước đó ăn trứng vì protein trong trứng kết hợp với axit tannic trong trà dễ gây khó tiêu.
- Không ăn trứng gà với đậu nành vì sự kết hợp này làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ở cả 2 loại thực phẩm.
- Tránh ăn trứng lòng đào hay trứng sống vì dễ gây ngộ độc, nôn hoặc bị nhiễm khuẩn.
- Không luộc trứng gà quá chín dễ làm mất dưỡng chất của trứng.
- Không ăn trứng gà luộc để qua đêm.
- Không uống thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng gà để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.