Biết giữ tấm lòng bao dung
Chúng ta cần hiểu từ bi chính là cái gốc nếu muốn có cuộc sống bình yên, mọi sự trên đời này hãy cứ bao dung cho nhau. Biết đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu những khó khăn của nhau thì sớm muộn cũng sẽ thành công.
Nhưng khoan dung cũng cần có điểm mấu chốt của nó, khoan dung mù quáng chính là một loại ngu xuẩn. Một người không hiểu khoan dung sẽ đánh mất sự tôn trọng của người khác, một người mù quáng khoan dung sẽ đánh mất hết phẩm giá của mình.
Vun trồng tầm khiêm nhường
Khiêm tốn được xem là một loại tầm nhìn, người hiểu được sự khiêm tốn thì nhất định sẽ nhìn thấy thế giới rộng lớn hơn, họ biết núi cao bao nhiêu, sông sâu bấy nhiêu.
Khiêm tốn chính là một loại sức mạnh, lòng khiêm tốn giống như cỏ dại, không giễu cợt thế giới bên ngoài, cũng không quan tâm thiên hạ chê cười, mà âm thầm tích lũy sức mạnh của chính mình.
Phong thủy thứ hai của đời người chính là khẩu
Đừng nói xấu ai
Người sống cần một khuôn mặt, cây sống nhờ tấm vỏ da. Chẳng có ai là không có thể diện, đừng làm tổn thương bất kỳ ai cả. Đánh người không tát vào mặt người, vạch người không vạch khuyết điểm.
Nhiều bạn bè, nhiều con đường. Người không kiểm soát được cái miệng lưỡi thì gây thù chuốc oán khắp nơi, chỉ nhận về rắc rối mà thôi.
Không nói lời vô nghĩa
Một người nói quá nhiều thì sớm muộn cũng dại. Trong cuộc sống, nhưng người hiểu biết chắc chắn sẽ được hoan nghênh.
Phong thứ ba là hành vi
Không đi đường tắt
Có những con đường tắt trong cuộc sống, có thể đưa bạn đến với thành công, nhưng đi quá nhiều đường tắt bạn sẽ đánh mất đi kỹ năng sinh tồn của mình.
Không tư lợi của người khác
Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng làm điều ác nhỏ vì nghĩ không sao. Hôm nay bạn sống thiện, tai họa sẽ rời xa. Hôm nay bạn sống ác, tương lai đừng mong yên ổn.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Dân gian có câu: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', con rể lên giường thì sao?
-
Trong ứng xử với người cần hiểu 4 ''chừng mực'' này, càng khoe khoang càng mất hết
-
Dân gian lưu truyền: Người hay rung chân, nhún vai sẽ khổ sở cả đời, hàm ý là gì?
-
Cổ nhân dạy “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”, nữ nhân tái giá thì sao
-
Dân gian có câu: "Người nghèo không tiết kiệm ba tiền, người giàu không vào ba cửa', ý nghĩa thực sự là gì?