Bà bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy?
Ốm nghén khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu thì nó diễn ra khá nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.
Các mẹ thường lo lắng rằng việc ốm nghén sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ không. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.
Trong những trường hợp mẹ bầu ốm nghén quá nghiêm trọng và có các biểu hiện như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.
Vậy bà bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy? Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chứng ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6, hoặc trễ nhất là vào khoảng tuần 8 – 12. Với một số phụ nữ,có sức khoẻ yếu, tình trạng này thậm chí tiếp tục trong suốt thời gian mang thai cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 14 – 20. Đặc biệt, có một số trường hợp bà bầu trong thời kỳ này không hề bị ốm nghén hoặc chỉ bị một số triệu chứng nhẹ
Biểu hiện ốm nghén như thế nào?
Trong những tháng đầu tiên mang thai, bạn sẽ gặp phải một số các triệu chứng ốm nghén (không phải tất cả). Trong phần này, mình chỉ xin đề cập đến những triệu chứng cơ bản nhất, bao gồm :
Chuột rút và chảy máu nhẹ
Khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ tự gắn vào thành tử cung. Điều này gây ra một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kì đó là chuột rút.
Các chuột rút thường là nhẹ và giống như chuột rút kinh nguyệt, đôi khi có thể có một vài vết máu ở âm đạo.
Bên cạnh đó còn có những chất dịch màu trắng giống như sữa tươi chảy ra ở vùng âm đạo. Đó là do các “bức tường” của âm đạo đang dày lên, tạo thuận lợi để phôi thai làm tổ.
Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày hoặc tiếp tục trong suốt thai kỳ; chúng không gây hại và không cần điều trị.
Nếu có mùi hôi thối, cảm giác ngứa ngáy thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo. Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ để nhận được sự tư vấn.
Vú thay đổi
Sau khi thụ thai, mức hormone của phụ nữ sẽ dần thay đổi. Nó làm vú của họ sưng lên, đau trong thời gian ngắn.
Bạn sẽ cảm thấy dường như vú to và nặng hơn. Đôi khi có thể xuất hiện những vân sam màu tối.
Mệt mỏi
Đây là một trong những biểu hiện ốm nghén phổ biến nhất. Một số người còn xuất hiện triệu chứng này từ rất sớm, khi mới có được 1 tuần mang thai.
Đó là do hormone được gọi là progesterone tăng cao; khiến cho không mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể có phần bị xáo trộn. Không chỉ thể chất mà tâm trạng cũng thay đổi thất thường hơn.
Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp và lượng sắt thấp hơn so với nhu cầu hiện tại cũng góp phần làm cơ thể dễ mệt mỏi hơn.
Buồn nôn
Đây là biểu hiện ốm nghén cực kì đặc trưng và nổi tiếng nhất. Đa phần phụ nữ mang thai đều trải qua triệu chứng này nhưng không phải tất cả.
Nguyên nhân chính xác chưa biết được biết đến, nhưng sự thay đổi hormone góp phần gây ra triệu chứng này.
Buồn nôn và nôn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong ngày, thường là buổi sáng.
Ngoài ra, một số bà bầu có thể sẽ thèm ăn hoặc chán ăn, sợ ăn một số loại thực phẩm nhất định.
May mắn là những triệu chứng này sẽ giảm xuống từ tuần thứ 13-14 của thai kỳ.
Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang
-
Để bé ở trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, bà bầu chớ nên làm những điều này trong mùa hè
-
Hướng dẫn cách kết hợp váy cho người béo
-
Có bầu tháng thứ mấy thì uống sắt?
-
Vụ vợ dùng dao đâm chồng tử vong tại chỗ: Vợ thay quần áo, đắp chăn cho chồng rồi đi đầu thú
-
Đề xuất hoãn đổi ngày nghỉ một số ngày lễ lớn năm 2019