Mỗi người có hai quả thận, nằm sau lưng, sát ngay dưới phổi và lồng ngực. Chúng có chức năng lọc máu để thải chất độc, tạo ra nước tiểu, thận còn tiết ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và có ảnh hưởng trên huyết áp. Nước tiểu từ thận xuống bàng quang nhờ hai niệu quản và nước tiểu từ bàng quang ra ngoài nhờ niệu đạo.
Đau lưng và có nước tiểu đục: Hãy nghĩ đến bệnh thận
Người bệnh Đông phương thường nghĩ đau lưng là thận có vấn đề. Do không có khái niệm “lưng là thận”, nên những người bị đau lưng ở châu Âu trước hết sẽ đến những thầy thuốc chuyên về bệnh cột sống như thầy thuốc vật lý trị liệu, bác sĩ thần kinh; chứ ít khi đau lưng mà lại đến khám bác sĩ niệu (urology) hay thận (nephrology) đầu tiên.
Đau do thận thường chỉ tưng tức vùng hông lưng phía sau, sát gần xương sườn; đôi khi có sốt. Đặc biệt nếu đau lưng mà nước tiểu đục thì gần như chắc bị bệnh thận. Đau do sỏi niệu quản có khi là cơn đau lăn lộn, đau từ sau lưng “chạy” xuống bộ phận sinh dục; trong khi đó nếu đau lưng sát gần xương chậu, đau khi khom lưng hay khiêng đồ nặng, đau có thể lan xuống mông hay chân cùng bên thì có rất nhiều khả năng là đau do thần kinh tọa, đau trong bệnh cột sống. Đau do rễ thần kinh cũng thường tăng lên sau khi đi xe trên một đoạn đường dài, xóc; sau một ngày lao động mệt nhọc, người bệnh cảm thấy ê ẩm cả lưng.
Phù do thận thường là phù toàn thân
Phù có thể do bệnh thận mà cũng có thể do bệnh gan hay tim, mạch máu... Phù do thận thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân và da trắng nhạt. Còn phù do tim thường bệnh nhân tím tái, có bệnh suy tim trước đó. Phù do gan thường chỉ “gom” lại bụng mà thôi, còn tay chân ốm nhom.
Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do bệnh tại thận, nơi sản xuất ra nước tiểu, hay tại bàng quang, nơi chứa nước tiểu. Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt (màu của chất urochrome trong nước tiểu), nếu uống nước ít thì nước tiểu sẽ có màu vàng sậm. Đôi khi màu nước tiểu chỉ hơi đùng đục, nhất là buổi sáng, do bị kiềm hóa nhẹ nên các tinh thể phốt-phát dễ đọng lại. Uống nhiều nước hay uống 2 viên Chloramonic buổi tối có thể giúp nước tiểu trong lại. Ngoài ra, màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có vi khuẩn, mủ (nhiễm trùng đường tiểu)...
Để biết nguyên nhân của đau lưng, phù, nước tiểu đổi màu... có phải là do bệnh thận gây ra hay không, bác sĩ sẽ khám kỹ bệnh nhân, rồi làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... Tùy nguyên nhân mà cách điều trị sẽ khác nhau.
Những dấu hiệu tự nhận diện mức độ của bệnh suy thận
1. Buổi sáng thức dậy chải đầu thấy tóc rụng nhiều.
2. Ăn uống không thấy ngon, không có cảm giác thèm ăn, nhạt miệng.
3. Ngủ không sâu giấc, khó ngủ, khi ngủ hay mộng mị, trăn trở, giật mình.
4. Hay đi tiểu đêm, tiểu nhiều hơn cả vào ban ngày, buồn tiểu nhiều hơn trước.
5. Trí nhớ suy giảm, thường xuyên trong trạng thái nhớ nhớ quên quên.
6. Sức đề kháng kém đi trông thấy, hay ốm yếu, cảm vặt.
7. Phụ nữ có hiện tượng kinh nguyệt không đều, tâm trạng bất an, buồn bã khó chịu.
8. Mặt hốc hác, ngủ dậy mắt thâm, da nhão, khô ráp.
9. Hay nóng giận vô cớ, nhưng không có hơi sức để nói ra, giữ lại trong lòng sinh ra u uất.
Nếu xuất hiện từ 6 dấu hiệu trên trở lên thì bạn phải khẩn trương đi kiểm tra sức khỏe của thận. Để càng lâu, bệnh càng thêm nặng.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn - chú ý ngay đừng nhầm với cảm cúm mất mạng như chơi
-
Hoa chuối chính là tiên dược cho sức khỏe mà ít ai biết để tận dụng
-
Bạn chỉ cần uống thức nước này buổi trưa sẽ tốt hơn dùng thuốc bổ, trăm năm dùng nhân sâm
-
Ăn thực phẩm này cả đời bạn không mắc bệnh về xương khớp
-
Uống cốc nước này sẽ thải được mọi độc tố trong gan, mỡ và toàn cơ thể để sống thọ hơn bất cứ ai