Cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối và lời cảnh báo đến giới trẻ trước khi quá muộn

( PHUNUTODAY ) - Câu chuyện của Bội Nhi, một cô giáo Trung Quốc 27 tuổi, mới đây lại gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì người ta xót xa cho người trẻ đang bị căn bệnh ung thư quái ác đeo bám không ngừng.

 1. Cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối 

4 năm trước, Bội Nhi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau ngày tốt nghiệp đại học, nhờ sự cố gắng không ngừng của mình, cô đã được vinh danh là một trong những giáo viên giỏi. Cũng chính vì thế, Bội Nhi rất bận, cô gần như không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Đến thời gian ngủ, Bội Nhi còn chẳng có nữa là thời gian làm đẹp. Hầu như mỗi tối cô đều không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt ngày càng trở nên rõ ràng.

Mấy tháng gần đây, cô cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, nhưng cô lại chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường khi làm việc quá sức. Vì thế, Bội Nhi không đến bệnh viện khám sức khỏe và vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng tình trạng cơ thể ngày càng chuyển biến xấu.

Cô thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí, cô phải dừng lại giữa bài giảng trên lớp. Mãi đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện tình trạng này mới đưa cô đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư giai đoạn cuối và hiện không có cách nào cứu vãn được bệnh tình của cô nữa.

Những người thân của Bội Nhi nói, cô ấy là một giáo viên giỏi, cũng không có thói quen xấu nào tại sao lại bị bệnh nặng như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ hỏi đến thói quen sinh hoạt của Bội Nhi, cô ấy nói do công việc bận nên thường xuyên phải thức khuya, đặc biệt thời gian gần đây cô bị trầm cảm nặng nề do áp lực công việc và gia đình. Chính thói quen thức khuya và căn bệnh trầm cảm đã khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên thực tế, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Tuy nhiên, “cái gì quá cũng không tốt”, nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Câu chuyện của Bội Nhi khiến người ta liên tưởng về câu chuyện của nữ sinh viên 22 tuổi Từ Tịnh bị ung thư gan đã qua đời vào năm ngoái. Sống thuê trọ một mình, ít khi về thăm gia đình, cuộc sống bận rộn với lịch học và ăn uống thất thường, nên cô cũng không có ý định đi khám sức khỏe vì lý do giảm cân.

Tuy nhiên, những triệu chứng buồn nôn, sau đó ói mửa, cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng liên tục xuất hiện. Bạn học thấy vậy nên đã khuyên Từ Tịnh đi khám. Bản thân cô cũng thấy mình bắt đầu có những vấn đề nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện khám, cô được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như rất khó khăn và ít khả thi.

Mặc dù sau đó, các bác sĩ vẫn tiến hành các phương pháp điều trị, nhưng cuối cùng, sinh mệnh của cô gái trẻ vẫn không có cách nào để giữ lại.

Theo các chuyên gia, lối sống của người trẻ hiện nay cần được cảnh báo và phê phán mạnh mẽ để họ nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Họ không nhận thức được những hành vi của mình đã ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến sức khỏe bản thân, phần lớn đều rất chủ quan và cho rằng thói quen xấu “không sớm thì muộn” vẫn có thể thay đổi được.

2. Lời cảnh báo đến những người có thói quen thức khuya:

Trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng đến sự tập trung

Não của chúng ta đã có một ngày hoạt động hết công suất, vì thế ban đêm chính là lúc não cần được nghỉ ngơi. Việc bạn thức khuya sẽ khiến não phải vận động thêm thời gian, giống như bạn phải làm việc nhiều giờ liên tiếp mà không được nghỉ. Lâu dần sẽ khiến trí nhớ của bạn suy giảm, các mô não không thể hoạt động hiệu quả nếu không được nghỉ ngơi đúng lúc và đầy đủ thời gian.

Tăng nguy cơ béo phìThức khuya sẽ khiến bạn không có một giấc ngủ trọn vẹn. Nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 8 tiếng trong mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn, có xu hướng tăng lên.

Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm nên năng lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ gây ra mô mỡ dày trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Thức khuya làm phá hủy các tế bào máu trắng, gây hại đến khả năng miễn dịch cơ thể. Vì vậy, những thường thức khuya thường xuyên sẽ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ sớm.

Tâm lý bất ổn

Một tác hại điển hình của thức khuya là ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chúng ta dễ nổi giận, dễ hoang tưởng, hành xử thiếu kiềm chế và gặp ảo giác.

Lý do là vì não phải làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi hợp lý, dễ làm cơ thể rơi vào trạng thái stress, tinh thần không thoải mái.

Nguy cơ ung thư và vô sinh

Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin – nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, việc thiếu hụt melatonin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản estrogen từ buồng trứng phụ nữ, tăng nguy cơ ung thư vú cũng như nguy cơ vô sinh.

Tác giả: Mộc