Cổ nhân có câu: 'Đàn ông nhìn tay, đàn bà nhìn chân' biết ngay giàu hay nghèo, sự thật ở đây là gì?

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân có câu: "Đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay", chúng ta sẽ biết rõ gia đình đó giàu hay nghèo. Vậy sự thật ở đây là gì?

Đàn ông nhìn tay

Thời phong kiến Trung Quốc quan niệm rằng, kích thước bàn tay của một người đàn ông cho thấy khối tài sản của một gia đình. Hồi đó, cách duy nhất mà người đàn ông nuôi sống gia đình là làm ruộng.

Làm ruộng là một công việc lao động chân tay. Nếu một người có bàn tay lớn đồng nghĩa với việc anh ta làm nhiều công việc đồng áng, khiến gia đình sung túc.

Ngược lại, nếu một người đàn ông có bàn tay nhỏ sẽ thể hiện anh ta không có việc để làm, cuộc sống cũng tồi tệ.

Đàn bà nhìn chân

Nói đến phụ nữ xem chân, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến cụm từ “Kim liên tam thốn” ý nói gót sen ba tấc hoặc “khoả tiểu cước – chân càng nhỏ thì càng danh giá, nhưng vấn đề này ở các thời kỳ lại khác. Phụ nữ thời Tống buộc chân, điều này cũng giống như vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc.

Gót sen ba tấc là một đặc trưng rất riêng của phụ nữ Trung Hoa thời phong kiến, ngoài là biểu tượng cho sự cao quý, việc bó chân còn ẩn chứa nhiều bí mật.

Bàn về nguồn gốc của tục bó chân này, có rất nhiều giả thuyết, một trong những giả thuyết về xuất xứ của “gót sen ba tấc” này xuất phát từ một cung phi của Hán Thành Đế – Triệu Phi Yến. Bà thường dùng lụa quấn quanh bàn chân và nhảy múa. Bàn chân của bà rất nhỏ, nên khi nhảy múa đôi chân rất uyển chuyển, thân thể nhẹ nhàng, Hán Thành Đế vì thế mà ra lệnh các cung phi khác phải học theo, dùng lụa bó bàn chân nhỏ lại. Và cũng từ đấy “Kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc) ra đời.

Người xưa nghĩ phụ nữ là những người giúp việc có đức hay “người trong nhà”, họ để ý đến đàn ông bên ngoài. Lúc bấy giờ, người ta căn cứ vào kích thước của bàn chân để phân chia đẹp xấu, sang hèn. Người ta phân ra thành gót sen vàng, gót sen bạc và gót sen sắt, theo kích thước của bàn chân thì phân chia ra thành ba tấc, bốn tấc, năm tấc. Gót sen vàng mà chúng ta thường nói đến là gót sen ba tấc.

Dù sau này có rất nhiều giả thuyết khác được truyền ra, nhưng chung quy, vẫn có một điểm bất di bất dịch, chính là gót sen ba tấc khởi đầu từ giới thượng lưu trong nền phong kiến cổ đại Trung Hoa, sau đó mới dần dần trở thành tập tục chung của phụ nữ mọi tầng lớp thời xưa. Dần dà khiến những người phụ nữ không bó chân trở nên thấp kém trong xã hội phong kiến.

Người xưa cho rằng, những đôi chân bé xíu sẽ làm người phụ nữ trông uyển chuyển hơn, quý phái hơn. Những bước đi nhẹ nhàng sẽ tăng sự quyến rũ của phụ nữ. Nhưng rồi, dần dà nó trở thành một thước đo về phẩm hạnh của các cô gái. Bởi vậy sinh ra nhận thức trong câu nói: “Đàn bà xem chân”

Phần kết

Xã hội không ngừng thay đổi, nhưng dù có thay đổi như thế nào thì một gia đình hoàn hảo cũng cần có sự cố gắng nỗ lực của cả nam và nữ, không ai có thể chỉ đòi hỏi người khác mà không mang lại gì cho gia đình, có như vậy gia đình mới hạnh phúc được.

"Đàn bà nhìn bàn chân, đàn ông nhìn bàn tay" đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ thì sẽ được đền đáp xứng đáng chứ không liên quan đến hình dạng chân tay.

Tác giả: Vũ Ngọc