Cổ nhân đã dạy "3 phần kinh doanh, 7 phần học cách làm người", ai tuân theo, ắt giàu sang phú quý

( PHUNUTODAY ) - "3 phần kinh doanh, 7 phần học cách làm người", đây là bí quyết "bất hủ" ai tuân theo, ắt giàu sang phú quý. Đặc biệt những người đang bước chân vào thương trường nên suy ngẫm và làm theo.

Khi làm kinh doanh đa phần người ta thường đặt vấn đề lợi nhuận lên trên tất cả. Tuy nhiên, kinh nghiệm của cổ nhân về Đạo làm người, đạo kinh doanh: "3 phần kinh doanh, 7 phần học cách làm người". Đây là bí quyết "bất hủ" ai tuân theo, ắt giàu sang phú quý. Đặc biệt những người đang bước chân vào thương trường nên suy ngẫm và làm theo.

1. Nhân phẩm quyết định tài khí

Cổ nhân nói, đắc nhân tâm có thể đắc thiên hạ, người đắc nhân khí có thể đắc tài khí. Chiếm được thiện cảm của lòng người, sau đó mới học cách kiếm tiền. Trên thực tế, người chịu thiệt là phúc. Người làm ăn kinh doanh cần phải học cách rộng lượng. Lòng tốt và sự thiện lương mang lại phúc khí, giúp người khác cũng chính là giúp mình. Tâm rộng bao nhiêu, phúc dày bấy nhiêu.

Những người vô đức thì dù có giàu đến đâu thì cũng không bền lâu, sớm muộn cũng tiêu tan tiền của. Thật lòng với nhau, khi hợp tác kinh doanh mới có thể phối hợp lâu dài, mối quan hệ bền chặt và phát triển.

2. Hòa khí sinh tài khí

Vạn sự dĩ hòa vi quý, người làm ăn kinh doanh phải coi trọng "hòa khí", đức dày như đất mẹ thì mới có thể chở được của cải, mới có thể làm ăn phát đạt. Làm ăn kinh doanh quan trọng nhất là phải có một tâm thái tốt. Lùi một bước thì biển rộng trời trong, tạo nên hòa khí. Suốt ngày tranh đấu chỉ vì chút lợi nhỏ thì dễ gặp xui xẻo, vận không tốt.

Sống ở đời, nên chừa cho người khác một con đường lùi. Đây cũng chính là lưu lại một con đường rộng mở cho chính mình.

3. Chữ tín là bí quyết thành công lâu dài

Làm người, quan trọng nhất là sống thành thật. Đặc biệt trong kinh doanh, thành tín và trung thực, đó là nền tảng cơ bản để phát triển bền vững. Nói dối được lúc này nhưng không thể bịp thiên hạ cả đời. Đừng bao giờ lấy danh dự, sự tín nhiệm của bạn ra làm trò đùa cho thiên hạ. Xin nhớ rằng, thành thật là "tấm biển quảng cáo" tốt nhất cho bạn.

Người khôn lỏi, lắt léo và tham lợi nhỏ có thể "giàu có sau một đêm". Song tài sản sẽ không được bền lâu. Người trung thực mới có thể khởi nghiệp kinh doanh ngày càng phát đạt.

4. Chăm chỉ, nỗ lực sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng

Thành công không dành cho người lười biếng. Nỗ lực chăm chỉ mới có quả ngọt. Con người chỉ biết ăn chơi hưởng lạc thì không bao giờ nhận được thành quả như ý.

5. Chân thành cho đi mới có nhận lại

Hãy tôn trọng và quan tâm nhiều hơn đến những nhân viên, cấp dưới của mình. Người làm kinh doanh luôn nhớ: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau".

6. Đừng tách rời khỏi các mối quan hệ

Một mối làm ăn kinh doanh phát tài không thể thiếu những mối quan hệ lành mạnh, cũng như những khách hàng tiềm năng. Các mối quan hệ lành mạnh có thể mang lại nguồn tài phú bất ngờ cho gia chủ. Thêm một người bạn tốt là thêm 1 cơ hội làm ăn. Đôi khi trong công việc, chúng ta cũng cần "hạ mình" để có thể giao lưu, kết thêm nhiều bạn. Chân thành chính là cách tốt nhất để chúng ta xây dựng được những mối quan hệ chất lượng. Muốn làm tốt công việc kinh doanh, trước tiên cần học cách đối nhân xử thế.

7. Phải linh loạt, cứng nhắc dễ gây bế tắc và không có lối thoát

Đầu óc của người kinh doanh là thứ đáng tiền nhất. Phải biết động não, suy nghĩ và cân nhắc. Đột phá bằng những thứ mới mẻ và kỳ lạ. Những thứ đang hot cũng có thể trở nên nguội lạnh tức thì. Hãy luôn chủ động, dẫn đầu trong từng bước đi. Ngoài ra, làm người kinh doanh phải quyết đoán, làm việc phải tốc độ, luôn phải đi trước thời đại mới có thể thành công hơn người.

8. Đề cao tu dưỡng, tu luyện bản thân

Thương trường như chiến trường, có những người bạn hợp tác kinh doanh nhưng cũng có nhiều đối thủ sẵn sàng giăng bẫy cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh việc tỉnh táo trong mọi bước đi thì con người phải luôn luôn học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân bản lĩnh hơn để có thể đương đầu với mọi tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

Tác giả: Vũ Thêm