1. Liêm sỉ là gì?
Liêm sỉ là hai đức trong bảy đức “hiếu, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ”. Trong đó, “liêm” là trong sạch, liêm khiết bao hàm ý nghĩa liêm khiết, trong sạch vừa bao hàm ý nghĩa tiết kiệm, thanh đạm. Còn “sỉ” là có tâm cảm thấy hổ thẹn.
“Liêm” và “sỉ” là đức hạnh mà con người cần phải tu dưỡng suốt đời. Tuy nhiên, trong thực tế, có những hoàn cảnh đặc biệt khiến cho người ta phải chấp nhận hy sinh “liêm sỉ” của cá nhân để bảo vệ sứ mệnh thiêng liêng hay bảo vệ những giá trị lớn hơn như “quốc sỉ”. Hiểu một cách đơn giản nhất, liêm sỉ là người biết tự giác, hổ thẹn khi làm những chuyện không hợp với đạo lý thông thường trái với lương tâm.
Cổ nhân dạy: "Dùng nhân nghĩa và đức hạnh trị sửa người là Đạo. Dùng Đạo trị sửa quốc gia thì quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Dùng quyền hành và sức mạnh trị sửa người chính là ác bá. Dùng ác bá trị sửa quốc gia thì hậu hoạn vô cùng vô tận, thế Đạo ắt loạn”.
So với thời xưa thì hiện nay giá trị đạo đức như Liêm và Sỉ đã không còn quá coi trọng nữa, thậm chí ngày càng bị suy bại. Đạo đức bại hoại, không coi trọng đạo đức cũng là nguyên nhân căn bản của tất cả các hiện tượng suy đồi trong xã hội ngày nay.
2. Làm người, nhất định phải tu dưỡng Liêm và Sỉ
Người xưa nói: "Liêm là cội nguồn của phú quý". Không tham lam được coi là Liêm. Liêm thường được đặt kết hợp với Thanh (trong sạch). Đây là từ mà người xưa thường nhắc đến các vị quan sống vì dân vì nước, không tham của. Sâu xa thì Liêm có khởi nguồn từ Sỉ, tức xấu hổ, hổ thẹn. Vì người biết Sỉ ắt sẽ Liêm.
Khổng Tử đã nói: "Biết hổ thẹn là đã gần với dũng cảm". Một người biết hổ thẹn thì khi đứng trước tiền tài sẽ không tham, khi ở cảnh khốn cùng sẽ không khuất phục. Người có liêm sỉ sẽ biết khiêm tốn, nhượng bộ, hiểu được lựa chọn hay buông bỏ. Bất kể là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết dân tộc thì Liêm và Sỉ đều là "lãnh đạo" của lương tri.
Liêm sỉ giống như “kim chỉ nam” giúp mọi người phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. Thông thường, con người luôn suy nghĩ và tính toán được các tình huống rồi mới đưa ra quyết định. Khi quyết định có nên làm 1 điều gì đó, sự liêm sỉ luôn mách bảo họ đâu là một quyết định đúng.
Liêm sỉ còn góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Mỗi người là một tế bào của xã hội, khi xây dựng được đức tính liêm sỉ sẽ giúp cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn, giúp xã hội tốt đẹp hơn. Người liêm sỉ chỉ làm những điều đúng đắn nên những tệ nạn, hành vi xấu trong xã hội sẽ giảm đáng kể. Do đó, để xã hội trở nên tốt đẹp và giảm thiểu những vấn đề tiêu cực thì mỗi người hãy rèn luyện cho mình lối sống liêm sỉ.
3. Bao Thanh Thiên nổi tiếng thanh liêm
Bao Thanh Thiên là nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc là vị quan thanh liêm, thương dân như con. Trong cuộc đời ông, ông kiên quyết không nhận bất kỳ lễ vật của ai đem tặng. Còn nhớ, khi Bao Thanh Thiên thọ 60 tuổi, người đầu tiên đến chúc mừng và tặng quà cho ông lại là đương kim thánh thượng Tống Nhân Tông.
Trên bữa tiệc, thái giám viết 4 câu thơ:
Đức cao vọng trọng nhất phẩm quan,
Đêm ngày vì nước tựa Ngụy Trưng.
Hôm nay hoàng thượng mang quà tặng,
Chối từ nhận lễ lý chẳng thông.
Đức cao vọng trọng nhất phẩm quan,Đêm ngày vì nước tựa Ngụy Trưng.Hôm nay hoàng thượng mang quà tặng,Chối từ nhận lễ lý chẳng thông.
Bao Thanh Thiên xem xong lấy bút viết tiếp 4 câu thơ bên dưới:
Thiết diện vô tư tấm lòng trung
Làm quan kỵ nhất cứ kể công.
Vì nước đêm ngày là trách nhiệm,
Chối từ nhận lễ giữ thanh liêm.
Thiết diện vô tư tấm lòng trungLàm quan kỵ nhất cứ kể công.Vì nước đêm ngày là trách nhiệm,Chối từ nhận lễ giữ thanh liêm.
Thông qua bài thơ chối từ nhận lễ vật, hành động của Bao Thanh Thiên đã thể hiện ra sự liêm chính của ông, và cũng được hoàng thượng khen ngợi, bá quan trong triều và bách tính tôn kính.