Lười học hành
Học hành, không phải chỉ ngồi trên ghế nhà trường. Mà khi bạn đã vào đời, làm việc rồi vẫn cần phải học. Học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống - đó đều là những kiến thức quan trọng giúp bạn tiến xa hơn trong cuộc sống. Thế nên, đừng nghĩ tốt nghiệp đại học bạn đã học đủ, trí thức là mênh mông, muốn thoát nghèo bạn cần phải học.
Người xưa có câu: Học nữa, học mãi, còn sống là còn phải học. Tri thức chính là thứ không bao giờ có hạn, bạn càng đầu tư tri thức cho bản thân thì bạn càng sung sướng, an yên khi về già.
Lười vận động
Không tập thể dục sẽ không có sức khỏe. Không có sức khỏe làm gì cũng sớm lao lực, chóng mệt, dễ đứt gánh giữa đường, làm việc gì cũng lỡ dở. Nên nhớ, trên đời này thứ quý giá nhất chính là sức khỏe, nếu không có sức khỏe, bạn sẽ chẳng là ai. Vận động, không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, mà còn tinh thần sảng khoái, tâm hồn cởi mở.
Cứ lo kiếm tiền rồi sau này nằm trên giường bệnh mới nhận ra tiền nhiều cũng chẳng mua được lại những năm tháng trẻ khỏe của bản thân. Sức khỏe là điều đáng để đầu tư nhất, đừng để tiền nằm trên giường bệnh. Hãy vận động, tích cực để giữ sức khỏe cho bản thân mình.
Lười lao động
Muốn ăn phải ăn vào bếp. Nằm chờ sung rụng là tự giết chết tương lai của chính mình. Có lao động, bạn mới hiểu được trọn vẹn giá trị của cuộc sống, và khiến bản thân bạn ngày càng có giá trị hơn. Cuộc sống này vốn không dễ dàng. Có nhọc nhằn trong những ngày mưa, mới có thể thảnh thơi nhàn hạ hưởng thụ những ngày nắng.
Những cách để thoát khỏi sự lười biếng:
1. Ưu tiên giải quyết những vấn đề quan trọng và có tính khẩn cấp. Đừng trì hoãn. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
2. Lập kế hoạch cụ thể cho công việc, tự gia hạn deadline cho chính mình. Đừng để nước đến chân mới nhảy, sẽ không thể hoàn thành tốt công việc.
3. Ra ngoài và thường xuyên tập thể dục.
4. Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, không đắm chìm trong quá khứ.
5. Sắp xếp cuộc sống thật gọn gàng, ngăn nắp, loại bỏ những thứ không cần thiết.