Ăn ba món
Lập thu là tiết đầu tiên của mùa thu, trong dân gian có truyền thống "dán mỡ thu" và "cắn thu". Khi vào thu, lượng mưa giảm, thời tiết trở nên khô hanh, nên việc dưỡng phổi và giữ ẩm là ưu tiên hàng đầu.
- Sườn nấu của củ sen và củ cải: Củ cải chứa nhiều nước giúp chống khô hanh và nhiều vitamin cùng dưỡng chất. Củ cải có thể giảm các vấn đề về dạ dày và ruột, nhờ chất dầu mù tạt kích thích tiêu hóa. Chất xơ trong củ cải còn ngăn ngừa táo bón, đặc biệt tốt cho người cao tuổi.
Củ sen là loại rau mùa thu, giúp bổ tỳ vị. Nấu chung củ cải và củ sen với sườn tạo ra món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
- Nôm nấm tuyết: Nấm tuyết từ xưa đã được coi là thực phẩm bổ dưỡng, nổi tiếng với tác dụng dưỡng âm, nhuận phổi, ích khí. Nấm tuyết rất thích hợp trong mùa thu khô hanh. Nấm tuyết có thể dùng nấu canh, làm nộm hoặc xào. Các món như nộm nấm tuyết hay xào nấm tuyết rất phù hợp cho mùa thu.
- Củ năng xào củ mài: Củ năng giúp kiện tỳ, bổ vị, lợi tiểu, tiêu tích, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, rất tốt cho người bị khô hanh. Củ mài có vị ngọt, được y học cổ truyền cho là bổ nhưng không béo, thơm mà không khô. Củ mài chứa nhiều chất nhầy, chất xơ, enzyme, có lợi cho người bị bệnh tim mạch.
Uống ba loại
- Nước mật ong: Mật ong là nguyên liệu phổ biến trong mỗi gia đình, có tác dụng dưỡng âm, nhuận phổi, bổ hư. Mỗi ngày một cốc nước mật ong giúp dưỡng phổi, nhuận phổi. Nước mật ong nên pha ở nhiệt độ dưới 40 độ C, tốt nhất uống vào buổi sáng sau khi uống nước ấm.
- Canh bạch uả và lê tuyết: Bạch quả chứa nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin, có hiệu quả bảo vệ sức khỏe. Bạch quả không nên ăn sống và không ăn quá nhiều, nên bỏ phần mầm xanh trong hạt để tránh tiếp xúc với nhân quả. Lê tuyết dưỡng phổi, kết hợp nấu canh với bạch quả, vừa bổ phổi vừa ngon miệng.
- Canh đậu đỏ và vỏ quýt: Đậu đỏ giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường nhu động ruột và có tác dụng giảm cân, chống phù nề. Vỏ quýt có vị đắng, tính ấm, giúp tiêu hóa, lý khí, trừ ẩm. Một bát canh đậu đỏ và vỏ quýt trong mùa thu không chỉ kích thích vị giác mà còn có thể giảm cân!
Làm ba việc
- Giảm ăn đồ cay và lạnh: Mùa thu đến, báo hiệu thời tiết sẽ se lạnh. Ăn nhiều đồ lạnh có thể gây khó chịu cho dạ dày và gây bệnh tiêu hóa. Khí hậu mùa thu khô hanh, nên giảm ăn đồ cay vì dễ gây nóng trong người.
- Tăng cường vận động
- Nhớ "Xuân mặc thu động": Nhắc nhở rằng trong giai đoạn chuyển mùa, không nên mặc thêm quá nhanh, quá nhiều. Nên để cơ thể có thời gian thích ứng, giúp giảm nguy cơ cảm lạnh.
Cấm kỵ 3 điều
- Tránh đi chân trần: Sau lập thu, mặt đất cũng trở nên lạnh và ẩm. Đi chân trần dễ làm chân bị lạnh, gây bệnh.
- Tránh ăn đồ lạnh: Sau lập thu, thời tiết se lạnh, cơ thể cần thời gian thích ứng. Tránh ăn đồ lạnh để không làm tổn thương dạ dày, gây bệnh tiêu hóa.
- Tránh ngủ không đắp chăn: Vùng rốn của con người có huyệt vị quan trọng là huyệt Thần Khuyết. Mùa thu, dễ bị bệnh tiêu hóa do rốn bị lạnh. Khi ngủ, nên giữ ấm vùng bụng để giữ lại dương khí trong cơ thể.
Tác giả: Minh Khuê
-
3 việc kiêng kỵ không nên làm trong ngày Thất Tịch 7/7 Âm: Đó là gì?
-
6 sai lầm trong phong thủy vị trí để tủ lạnh, cái thứ 3 nhiều người mắc phải khiến gia đình ly tán
-
Tủ lạnh kê 3 vị trí này: Chủ nhà càng làm càng hao hụt tiền bạc, tán gia bại sản
-
Những điều cần kiêng kỵ trong tháng 7 Âm lịch để xua đuổi tà khí, cả tháng bình an
-
Tổ tiên dặn kỹ: Đầu giường có 2 thứ này nghèo khổ, cuối giường 1 thứ nhà tan, đó là gì?