30 tuổi: Tam thập nhi lập
30 tuổi là độ tuổi đủ chín chắn và trưởng thành để mỗi người có thể gây dựng sự nghiệp, chăm lo cho chính bản thân mình. Đây cũng là giai đoạn mà một người cần xác lập vị trí của mình trong xã hội. Những người bước vào tuổi 30 cần chú ý câu nói của Khổng Tử: "tam thập nhi lập" tức lập thân, lập gia và lập nghiệp.
Thứ nhất, lập thân là việc xác lập nhân cách và tu dưỡng bản thân. Điều này bao gồm 3 khía cạnh: tu dưỡng tư tưởng, bồi dưỡng đạo đức và phát triển năng lực bản thân, ý chí tự cường. Trong khi đó, việc phát triển năng lực bản thân, ý chí tự cường là yếu tố nền tảng quyết định cuộc đời mỗi người. Bởi chỉ có bản thân mình mới giúp được mình, sống không nhờ cậy, không dựa dẫm ai sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, sống được mọi người coi trọng và nể phục.
Thứ hai, lập nghiệp là quá trình thiết lập công việc, sự nghiệp mà bản thân mình hướng đến. Ở tuổi này, mọi người phải có một công việc ổn định và vững vàng để dễ dàng trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Mà để có sự nghiệp vững chắc thì bản thân cần có năng lực, một sở trường hay một kỹ năng nhất định. Lập nghiệp là hình thức để độc lập tài chính và hướng đến giá trị bản thân và xã hội. Mà để có được sự nghiệp như mong muốn thì trước hết cần "lập thân".
Thứ ba, lập gia ở đây có nghĩa là gia đình. Với sự phát triển trong xã hội hiện nay khiến cho người trẻ phải phấn đấu và cạnh tranh không ngừng để tồn tại. Chính vì vậy, những người này có xu hướng lập gia đình muộn để phát triển sự nghiệp bản thân.
Có thể nói, từ góc độ sinh học độ tuổi này rất thích hợp để sinh con để cái. Ngoài ra, con người ở độ tuổi 30 sẽ tự ý thức trách nhiệm với hôn nhân và gia đình. Như vậy, thứ chính yếu ở tuổi 30 cần tu dưỡng là tu dưỡng cho bản thân. Còn đối với việc lập nghiệp và lập gia là sự lựa chọn của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích hướng của họ.
50 tuổi biết cúi đầu
Con người ở tuổi 50 mới có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, hiểu những quy tắc cơ bản của cuộc sống. Bước đến tuổi ngũ tuần, phần lớn mọi người đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, thấu hiểu được bản thân và đã trải qua sự đời. Ở giai đoạn này, họ thường không giận, không oán trách và sống khiêm nhường.
Người 50 tuổi thì sức khỏe không được như 30, 40 nữa nên họ tự mình hiểu được sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người. Không khi nào con người lại có trải nghiệm sâu sắc như thế về sức khỏe như ở độ tuổi này. Chính vì vậy, họ sẽ thường quan tâm hơn tới việc dưỡng sinh và tích cực rèn luyện.
Người 50 tuổi cần biết kiểm soát cảm xúc của bản thân. Ở tuổi này không nên dễ dao động, khiến tâm trạng thất thường hay thay đổi vì bất kỳ chuyện gì. Trải qua nhiều năm vất vả gây dựng sự nghiệp đến tuổi 50 cũng có một điều kiện kinh tế nhất định vì vậy cần giảm bớt ham muốn về tiền tài, danh vọng. Thời gian này, nên dành thời gian hơn tới người bạn đời đồng cam cộng khổ trong đời mình, biết trân trọng những mối quan hệ và những người đã luôn kề vai sát cánh mình trong cả cuộc đời.
70 mọi chuyện như ý
Con người khi bước qua giai đoạn quan trọng của đời người mà giữ được những giá trị cốt lõi của bản thân, có chỗ đứng trong xã hội thì ở tuổi 70 mọi việc đều được như ý. Sau những gian truân của cuộc đời, sự khắc nghiệt của cuộc sống mà họ đã trải qua thì họ biết được lẽ sống thuận theo tự nhiên.
Đây không phải buông xuôi bản thân mà thích nghi được với mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, ở tuổi 70 sức khỏe không còn được như thời 30 nên mọi người thường để bản thân làm những việc mà mình thấy hứng thú.
Trong cuộc đời của mỗi người đều có những giai đoạn thăng trầm khác nhau mà không ai giống ai. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu nhất định thì nên suy ngẫm lời răn mà Khổng Tử đã đúc kết từ cuộc đời của ông. Hãy làm cho cuộc sống thật rực rỡ trong những giai đoạn của cuộc đời để đến lúc 70 tuổi nhìn lại quá khứ là những hồi ức tuyệt vời mà bản thân không thể nào quên.
Người đời sau cho rằng Khổng Tử chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn như sau:
1. “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”: 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học. [Chữ “hữu” ở đây có nghĩa là “thêm” (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15)]. Nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.
2. “Tam thập nhi lập”: 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp cho mình, có khả năng nuôi sống bản thân và xác lập một vị trí nhất định của mình trong xã hội.
3. “Tứ thập nhi bất hoặc”: 40 tuổi có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).
4. “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.
5. “Lục thập nhi nhĩ thuận”: 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn – nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.
Tuy sách giải thích “Lục thập nhi nhĩ thuận” là “Sáu mươi tuổi ưa nghe (nói) những điều thuận tai”, nhưng nhiều người nghiêng về cách giải thích của học giả Nguyễn Hiến Lê: “Lục thập nhi nhĩ thuận”, chữ “nhĩ” ở đây được xem như chữ “dĩ”, nghĩa là “Sáu mươi tuổi thì thuận theo mệnh trời”.
6. “Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”: 70 tuổi sẽ đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, nói hay làm điều gì cũng thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ (bất du củ = không vượt ra ngoài quy tắc).
“Thất thập cổ lai hy” không phải lời Khổng Tử mà được trích từ một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ (712 – 770) thời nhà Đường, Trung Quốc. Nguyên văn hai câu 3 và 4 trong bài “Khúc giang” (bài thứ hai) của họ Đỗ là: “Tửu trái tầm thường hành xử hữu/ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tản Đà dịch thơ: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế? Sống bảy mươi năm đã mấy người?”. Họ Đỗ viết như thế, bởi thời đó, rất hiếm có người thọ đến 70 tuổi (bản thân ông cũng chỉ sống chưa đến tuổi 59).
So với “thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” thì “thất thập cổ lai hy” phổ biến hơn (Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói đến cụm từ này trong Di chúc). Vì thế, không ít người cứ theo cái đà tam thập, tứ thập, ngũ thập, lục thập… mà phóng luôn “thất thập cổ lai hy”, không hề biết rằng mình đã làm cái việc mà người ta gọi là “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
7 kiểu bạn nếu chơi sẽ nguy hiểm như ''chơi với dao'': Nhẹ gây ức chế, nặng thì kéo tụt tiền đồ của bạn
-
Các cụ dạy: “Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch", vế cuối rất ý nghĩa
-
5 kiểu đàn bà lấy làm vợ như rước nợ về nhà, đàn ông khôn phải tránh kẻo ôm hận
-
Cầm tiền trong tay, chớ đến 3 nơi, không xu dính túi, tránh xa 2 loại người: Không nhớ kỹ muôn đời nghèo khó
-
Phụ nữ trẻ mong đàn ông có tiền, đàn bà từng trải chỉ cần đàn ông có 3 thứ, đó là những gì?