"Ăn cơm không cắm đũa"
Không chỉ là vật dụng thường dùng trong cuộc sống, đôi đũa còn là biểu tượng quan niệm truyền thống, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và nền văn hóa người Á Đông nói chung.
Ăn cơm không chỉ đơn giản là ăn mà còn ẩn chứa các phép tắc, chuẩn mực văn hóa của một quốc gia, một dân tộc. Chi tiết hơn là thể hiện sự giáo dưỡng của một người, trình độ của một gia đình. Các điều cấm kỵ khi sử dụng đũa trong bữa ăn hàng ngày chắc hẳn là nhiều bạn trẻ không hề biết đến.
Thứ nhất, không cắm đũa vào bát cơm
Khi còn nhỏ ắt hẳn nhiều người trong chúng ta có thói quen cắm đũa vào bát cơm. Mỗi lần như thế, chắc chắn bố mẹ hoặc ông bà sẽ khiển trách. Thực tế, theo như quan niệm từ thời cổ đại, chỉ có cơm cúng tổ tiên thì mới cắm đũa như thế.
Thứ hai, không dùng đũa để gõ bát
Mỗi khi ăn cơm, người xưa khuyên con cháu không nên gõ đũa vào miệng bát. Bởi người ăn mày thường gõ đũa vào bát để thu hút sự chú ý, xin ăn. Đến ngày nay, tuy số lượng người ăn xin đã giảm, người ta vẫn khuyên con cháu không nên dùng đũa để gõ vào bát vì hành động này không mang ý nghĩa tốt đẹp.
Bên cạnh đó còn những điều kiêng kỵ không được làm trong bữa ăn như: Không nối đũa, không đan chéo đũa để trên bát, không gặm hay cắn mút đũa, không để ngón trỏ chỉ về phía trước khi cầm đũa, không dùng đũa lệch,...
"Ngồi ghế không rung chân"
Người xưa đã có câu: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”. Nhìn tướng mạo, hành vi và tâm tính của một người mà có thể đoán biết được tương lai của người đó.
Rung chân, theo y khoa là một loại bệnh cần phải điều trị. Ngoài khả năng bị bệnh thì người hay rung chân, rung đùi lại thể hiện một đặc tính khác liên quan đến vận mệnh.
Nếu ví con người như một cái cây, thì cái cây thường xuyên bị rung lắc sẽ không vững chắc, bởi khi bị rung thường xuyên thì rễ cây không bám sâu được vào trong đất, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng. Việc rung chân không khác gì cái cây bị rung lắc, theo quan niệm dân gian thì rung nhiều sẽ “rụng” dần phúc khí.
Theo Nho giáo, hành vi này liên quan tới Lễ. Người thích rung chân thể hiện sự hèn kém, ít được giáo dục chỉ bảo, xuề xòa không biết lễ độ hay thái độ tôn trọng người khác. Còn theo tâm lý học, người hay rung chân thể hiện tính khí không ổn định và tuỳ tiện. Cho nên câu nói “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” có mối liên hệ khá chặt chẽ tới vấn đề giáo dục, tính cách và cách hành xử của cá nhân con người.
Người xưa có câu nói rằng “Đàn ông rung đùi thì nghèo, đàn bà rung đùi thì hèn”. Cho đến nay, gần như chưa có nghiên cứu chính thống nào chứng minh việc rung chân làm “rụng” phúc khí, đàn ông thì nghèo còn đàn bà thì hèn. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm nghiệm điều đó bằng cách quan sát những người quanh mình có thói quen rung chân.
Thực tế cuộc sống, có thể mắt chúng ta nhìn không thấy được phúc khí của người rung chân bị “rụng” nhưng có thể thấy những người hay rung chân, hoặc rung chân tuỳ tiện theo thói quen thường ít được trọng dụng hay thành công và là người khá tùy tiện.
Suy cho cùng, về thói quen hay sở thích thì việc rung chân rung đùi không có lợi ích gì, vậy nên nếu như ai đó có thói quen rung đùi thì tốt hơn hết là nên bỏ nó đi.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Tổ tiên dặn rồi: 'Con người lúc có tiền tránh xa 3 nơi, lúc không tiền tránh xa 2 người', đó là gì
-
Đàn ông ngoại tình, vợ khôn ngoan đừng đánh ghen, chỉ cần nói 3 câu sẽ khiến chồng ngoan ngoãn trở về
-
Tại sao đàn ông trung niên thích gái trẻ và đàn ông trẻ thích phụ nữ trung niên, 2 lý do quá thực tế
-
Tổ tiên nhắc nhở: Trên bàn ăn không nên bày 3 món, biết rồi vẫn làm dễ rước họa vào nhà
-
Người càng ít tiền càng tránh né đi họp lớp, người nông cạn không ai rủ cũng đi