Liên quan đến vấn đề này, cổ nhân có câu "Cây sợ tam diêu, nữ sợ tam liêu". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa câu nói này là gì?
Tại sao nói "Cây sợ tam diêu"?
Thực tế, ý nghĩa của câu nói "cây sợ tam diêu" tức là cây sợ rung ba lần. Theo nhận thức con người, nếu như cây không thể lay chuyển được, điều này có nghĩa là cây đã phát triển mạnh. Tuy nhiên, nếu như cây có thể bị rung chuyển, điều này chứng tỏ cây chưa đủ lớn, đủ mạnh, rễ cây vẫn chưa bám chắc và ăn sâu vào trong lòng đất.
Đặc biệt, đối với một số cây non nhỏ, nếu như thường xuyên bị rung lắc thì rễ nhỏ sẽ dễ bị đứt và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hút dinh dưỡng của cây. Điều này khiến cho cây không thể phát triển tốt, ngày càng héo úa và thậm chí là chết. Vì thế, khi muốn trồng cây thì phải đào đất sâu hơn, nén thật chặt để rễ cây mới có thể ăn sâu xuống lòng đất, tạo nền tảng vững chắc để phát triển sau này.
Nguyên nhân bởi, không chỉ có con người làm rung chuyển cây cối mà động vật hay gió lớn, bão tố cũng sẽ khiến cho các cây nhỏ hơn bị rung chuyển, bị gãy và thậm chí là tổn thương nặng nề. Do đó, người xưa mới quan niệm "cây sợ tam diêu" là như thế.
"Nữ sợ tam liêu": Tam liêu ở đây có nghĩa là gì?
Phụ nữ vốn là những người nhạy cảm, dễ xúc động, sống theo trái tim nhiều hơn lí trí. Chính vì thế khi chọn bạn đời đa phần họ không lấy ngoại cảnh làm tiêu chuẩn. Họ thường có xu hướng chọn lựa những người khiến con tim mình rung động hơn là nội tâm, con người thật của đối phương.
Khi phụ nữ thấy tim mình rung động, tự nhiên cô ấy sẽ cho rằng đối phương là định mệnh, là nửa còn lại của đời mình. thực tế, khi một chàng trai chăm sóc cô gái một cách tận tình, tỉ mỉ, ngay cà hành động của một người đàn ông đẹp trai, cư xử ấn tượng đều là hành động "thể hiện" trong mắt phụ nữ.
Ở đây, câu nói "nữ sợ ba liêu" thì "ba liêu" không đề cập đến ba phương pháp cụ thể mà chỉ tất cả các khía cạnh. Đối với phụ nữ, họ thường không thể từ chối sự chăm sóc của những người khác phái vào những thời điểm nào?
Thứ nhất, khi bị bệnh
Bệnh tật là điều mà không ai có thể tránh được trong cuộc sống này. Những khi bị bệnh, đây là thời điểm con người cảm thấy yếu đuối nhất, dễ tổn thương và bất lực hơn những lúc bình thường. Phụ nữ những khi ốm đau, bệnh tật lại càng nhạy cảm hơn so với những người khác.
Thực tế đã chứng minh, những thời điểm dễ bị tổn thương nhất thường là những thời điểm dễ mở lòng và phải lòng nhất. Những lúc như thế này, nếu được người khác phái chăm sóc, phụ nữ thường rất dễ cảm động và rơi vào lưới tình.
Thứ hai, cứu giúp khi khốn khó
Nếu là fan cứng của các bộ phim truyền hình, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng, có những lúc người phụ nữ gặp hiểm nguy, khó khăn cần giúp đỡ. Những lúc này, nếu có người khác phái dũng cảm đứng ra bảo vệ cô ấy đúng lúc, tự nhiên điều này sẽ khiến người phụ nữ cảm thấy phấn khích. Điều này khiến cho khoảng cách giữa 2 người ngày càng được rút ngắn.
Thứ ba, khi cảm thấy lo lắng
Những người có thể giúp người khác giải quyết vấn đề thường rất được nhiều người hoan nghênh, phụ nữ cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như một người phụ nữ có thể gặp được một người giống như ngọn hải đăng trong lúc khó khăn, bối rối, không chỉ mang lại ánh sáng mà còn chỉ hướng cho cô ấy, người này dễ dàng chạm đến trái tim của đối phương.
Có thể thấy rằng, việc gây ấn tượng với các cô gái không hề khó. Với những cách tiếp cận này, cánh mày râu dễ dàng gây ấn tượng mạnh với phái nữ, khiến các cô gái có cảm tình với mình hơn. Dần dần, cô gái sẽ dễ dàng bị rung động bởi người đàn ông như thế. Vì vậy, người xưa mới có câu nói rằng "nữ sợ tam liêu".
"Con gà sợ ném, con chó sợ liếm"
Bên cạnh câu nói “cây sợ ba diêu, nữ sợ ba liêu”, còn có một câu tục ngữ tương tự đó là "Con gà sợ ném, con chó sợ liếm". Câu nói này khá quen thuộc với nhiều người dân, đặc biệt ở những khu vực nông thôn.
Thực tế, con gà là loài động vật đặc biệt nhạy cảm, nhất là một con gà mái đang đẻ trứng. Nếu như gà đang đẻ mà bị ai đó ném đi, rất có thể khiến cho quả trứng bị vỡ. Hoặc gà mái sẽ sợ hãi đến mức không dám đẻ trứng nữa mà chuyển tới nơi khác để đẻ. Hơn thế nữa, vì là gà mái nên chúng rất sợ trứng của mình bị đánh cắp. Vì thế, nếu ai đó ném nó đi sẽ khiến nó cảm tưởng như trứng của mình đang bị trộm.
“Chó sợ liếm” không có ý nghĩa là chỉ sợ chó bị liếm, mà là sợ chó đi liếm người khác. Câu nói này mang ý nghĩa vô cùng sâu xa, đó là: Sống trên đời, không bất chấp tất cả để có thể làm hài lòng người khác. Nếu cứ mải mê khiến người khác hài lòng, cuối cùng bạn có thể mất những thứ không quan trọng. Chưa kể, việc nịnh nọt, đeo bám người khác nhiều khi còn phản tác dụng, khiến mọi người xa lánh và ghét bỏ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
6 kiểu người có mệnh quý nhân, gặp dữ hóa lành, càng về già càng giàu sang phú quý
-
Trời nóng như đổ lửa, dùng 1 quả chanh theo cách này là mát lịm, chẳng cần bật điều hòa
-
4 cây cảnh giá rẻ lại quý như "vàng mười", có loại chỉ trồng 1 năm chim sẻ hóa phượng hoàng
-
"Môi mỏng thì bạc tình bạc nghĩa" có đúng không? Vậy môi dày thì sao?
-
Uống thừa nước ngọt có gas đừng vội bỏ mà hãy đổ ngay vào bồn cầu đang bị tắc, hiệu quả bất ngờ!