1. Đừng tranh tiền tài với người ham tiền
Ai trong chúng ta cũng muốn mưa cầu hạnh phúc, có những niềm ham thích khác nhau. Có người mong có được tổ ấm bình yên, có người thích tiền tài. Những người như vậy sẽ coi tiền bạc là cuộc sống, cho nên khi tiếp xúc với những loại người như thế này, ta phải tuyệt đối tránh việc tranh cãi với họ.
Tranh đoạt chỉ đẩy ta vào thế "lưỡng bại câu thương" - đánh nhau tới chết, không màng thiệt hại, thậm chí còn mang tai họa đến cho chính mình.
Con người khi đến tuổi trung niên, không nên đặt lợi ích lên quá cao. Tiền tài không còn là mục tiêu hàng đầu như thời trẻ nữa. Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, không thể không có, nhưng mất đi thì vẫn có thể kiếm lại được.
Chưa kể lúc này sự nghiệp cũng đã có chút thành tựu, gánh nặng kinh tế không còn nặng như trước nữa. Khi ấy, bản thân và gia đình khỏe mạnh, có thể sống một đời thanh thản, an lành mới là mục tiêu lớn nhất.
2. Không tranh chấp với những người sĩ diện
Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những người coi sự tôn nghiêm của chính mình là thứ đáng quý nhất. Những người này có một đặc điểm lớn nhất là thích thể hiện, thích sĩ diện, chính là loại "khẩu thị tâm phi" - ngoài miệng nói là phải, trong lòng lại nói trái. Trước đám đông họ thích thể hiện tài năng và những điểm tốt của mình, phóng đại hoặc tô vẽ quá mức để nhận được sự trọng vọng của người đời.
Tuy nhiên, ta không thể tránh những người như vậy. Khi tiếp xúc với những người thế này, cần tuyệt đối tránh không làm họ xấu hổ, không động đến sự tôn nghiêm. Ta không nên mổ xẻ, đánh giá họ, nếu không tỏ ra tôn trọng được thì cứ giữ thái độ trung dung, ít tranh cãi, có vậy thì ta với người đó có thể hòa thuận với nhau.
3. Không tranh giành với kẻ hiếu thắng
Khi còn trẻ, chúng ta tràn đầy nhiệt huyết, có chút hiếu thắng. Ai trong chúng ta cũng mong sẽ có được nhiều thứ bao gồm tiền tài, danh vọng, quyền lực. Thanh xuân mỗi người chỉ có một lần, nếu ta không muốn tuổi trẻ của mình trôi qua trong nhàm chán để khiến sau này phải hối tiếc thì ta phải bắt buộc xông pha.
Nhưng khi bước sang tuổi 30, có những thay đổi lớn sẽ xảy ra, lúc đó ta sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn và nhận ra rằng tuổi trung niên, thanh niên có rất nhiều điểm bất đồng. Từ thanh niên thành trung niên là một quá trình trưởng thành.
Khi trưởng thành, chúng ta đi học, đi làm, có cơ hội va chạm với nhiều kiểu người. Tình người nóng lạnh, từ non nớt thành chín chắn, lòng tranh đấu háo thắng cũng giảm bớt, đúng sai cũng không còn quan trọng như thời trẻ nữa. Ta cũng sẽ không còn cần phải tranh cãi phải trái đúng sai nhiều nữa, không những không giải quyết được gì, mà còn mang thêm phiền não.
Trong xã hội, nếu chỉ biết cắm đầu vào tranh giành, cướp đoạt, đôi khi bạn sẽ phải ra về tay không. Nỗ lực thế nào thì chắc chắn sẽ được đền đáp như thế. Khi đến tuổi trung niên, ta phải căn cứ vào tình hình thực tế để rồi từ đó định đoạt, chứ không phải cứ cắm đầu vào tranh luận rồi từ chuyện này kéo sang chuyện khác, đó mới là giải pháp của vấn đề.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Quy luật ''3 phút'': Giúp thay đổi vận mệnh vô số người từ xấu thành tốt
-
Khi còn trẻ có 4 loại người dễ bị người khác coi thường nhất, nhưng càng về sau họ lại sống thoải mái nhất
-
Tuổi 40, có 3 thứ càng khoe nhiều càng mất sớm: Đàn bà khôn là không hé răng nửa lời
-
Có 4 kiểu người cầm chắc giàu sang trong tay, khó khăn đến mấy cũng tìm thấy cách để xoay chuyển số phận
-
Con người sống ở đời, có 2 điều người khôn ngoan chẳng bao giờ nói ra