"Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài", kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta nhắc nhở điều gì?

08:51, Thứ bảy 17/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ông cha ta đã đúc rút được rất nhiều bài học thông qua quá trình sinh sống và chiêm nghiệm. Một trong số đó có câu nói: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài".

 1. Tại sao ông cha ta lại nói “Giàu không ở nhà to”?

giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai_3

Từ cổ chí kim, thấm nhuần trong nhận thức người dân Việt chỗ ở và nhà cửa luôn được coi là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Rất nhiều người đang cố gắng phấn đấu làm ra của cải vật chất, tiết kiệm chi tiêu tối đa để có một ngôi nhà cho riêng mình. Họ nghĩ rằng nhà càng lớn sẽ càng sống tốt và thoải mái hơn vì đó là tài sản họ làm ra, họ có quyền hưởng thụ. Nhưng trái lại, cổ nhân dạy rằng: "Giàu không ở nhà to”. Vậy thâm ý của câu nói này là gì?

"Nhà to" trong câu này thực chất không phải một ngôi nhà to lớn mà chỉ phòng ngủ lớn. Dù là ở cổ đại hay hiện đại, con người khi kiếm được tiền đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, muốn ở trong một ngôi nhà thật khang trang, thoải mái. Nhưng dù nhà lớn đến đâu thì phòng ngủ cũng không được lớn vì nó làm cho "dương khí" không thể tản ra ngoài.

giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai_4

Theo người xưa, phòng ngủ quá trống trải thì "dương khí" sẽ không tương xứng với "âm khí", sẽ làm mất cân bằng âm - dương và dễ sinh ra bệnh tật.

Chưa hết, phòng ngủ quá lớn thì việc dọn dẹp cũng là một vấn đề. Đây là chốn nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ mệt mỏi bên ngoài. Dưới góc độ khoa học, nếu phòng ngủ không được dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn khó vệ sinh phòng. Để bụi bẩn quá lâu dễ sinh sôi vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, phòng khách có thể rộng, phòng bếp có thể lớn nhưng tuyệt đối không để phòng ngủ quá rộng.

Ngoài ra, nếu xét về cuộc sống hiện đại ta cũng có thể lường trước một số rủi ro. Nhà to hay nhỏ cũng chỉ là chỗ chui ra, chui vào mà nhà ở chỉ cần đủ, không nên nên thừa thãi. Không gian thênh thang càng tạo điều kiện để bày bừa nhiều hơn, vất vả trong việc dọn dẹp. Nếu xây nhà to mục đích chứa nhiều người thì cuộc sống khó có không gian riêng, dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã, khó có cuộc sống bình yên. Hơn nữa, nhà to sẽ được suy diễn là giàu có, là đối tượng để kẻ gia rình rập, gây hại, vô tình đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm. 

2. Tại sao “Nghèo khó không đi đường dài”?

giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai_2

Cổ nhân căn dặn người nào đang trong hoàn cảnh nghèo khó không nên đi đường dài vì họ dự đoán được sự bất tiện của một người không có đủ tiền bạc trong tay cho một chuyến du ngoạn xa nhà nhiều ngày. Hơn nữa, những người đi làm ăn xa, một khi đã ra đi thì phần trăm thành công rất nhỏ, dù sao ở quê mà biết cách làm ăn, cải thiện cuộc sống thì vẫn tốt hơn. 

Ngày xưa, phương tiện giao thông kém phát triển, việc đi lại rất khó khăn và mất thời gian và tiền của. Việc đi lại bằng xe ngựa cũng lâu và sẽ khá tốn chi phí. Những người không có tiền thường chọn đi bộ, nhưng nghèo thì lương thực không đủ cho chuyến đi dài nên rất dễ chết đói, bệnh tật, mất mạng nơi xứ người. Nếu như bỏ mạng nơi đất khách quê người thì thực sự quá đáng thương và bất hạnh. Do đó nếu chưa có đủ điều kiện thì không nên đi đến một nơi xa.

 Hơn nữa, thời xưa chiến tranh loạn lạc, thiên tai xảy ra thường xuyên, y học chưa chưa phát triển nếu không có tiền thì có thể mất mạng bất kỳ lúc nào vì đói rét bệnh tật huống chi là đi đâu xa.

giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai_5

Nếu xét theo phương diện ở cuộc sống hiện đại thì việc đi xa chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của người ta về để áp dụng cho quê hương đất nước mình. Đó là chưa kể nhiều người tìm cách "vượt biên", chọn con đường không chính ngạch để tiết kiệm chi phí sang xứ người. Họ chọn sống ngoài pháp luật, chẳng ai bảo vệ họ nơi xa xôi đầy rẫy những cạm bẫy, khó khăn gấp vạn lần. Không ít người phải sống chui, sống lủi, dù kiếm được chút tiền cho bản thân hay gửi về nhà nhưng tâm chẳng lúc nào được an ổn. Dù đi xa trong hoàn cảnh du học, xuất khẩu lao động hay "vượt biên" thì đều nhân lên vất vả, khổ cực cho mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm