Cổ nhân dạy: Lòng lương thiện cần có giới hạn, khoan dung phải biết nhìn thấu lòng người

( PHUNUTODAY ) - Làm người nếu như dễ tính quá thì chắc chắn người khác nói gì bạn cũng không có ý kiến. Cuối cùng sẽ bị những lời bạn nói ra không được tôn trọng. Bạn giúp người khác khi gặp khó khăn, họ sẽ ghi nhớ ơn của bạn, nhưng bạn cứ giúp mãi thì họ sẽ ỷ lại mà thôi.

Làm người lương thiện và bao dung là vô cùng đáng quý. Nhưng bạn cần nhớ, lương thiện một cách mù quáng sẽ là ngốc nghếch, bao dung không có giới hạn sẽ là người vô độ.

Làm người, không nên quá rộng lượng, người ta vừa khóc bạn đã bỏ qua đi quá khứ, người ta vừa yêu cầu bạn liền đáp ứng. Như vậy sớm muộn họ cũng sẽ lợi dụng bạn.

Làm người đừng dê tính quá, ai muốn gì cho, ai nói gì cũng tin. Về lâu dài sẽ chẳng còn ai muốn để ý đến cảm nhận của bạn nữa.

Trong mối quan hệ giữa người với người thì chung sống cùng nhau cần có sự chân thành, quan hệ với nhau cần có mức độ và nhìn người thì nên nhìn nhân cách, tấm lòng.

(ảnh minh hoạ)

Với những ai sống tốt, chân thành với bạn thì bạn nên tốt lại. Còn những kẻ lạnh lùng, ức hiếp bạn thì nhất định bạn phải mạnh mẽ, đừng câu nệ với họ. Chúng ta suy cho cùng chỉ sống một lần trên đời này mà thôi, hãy trở thành người khó tính một chút.

Làm người nếu như dễ tính quá thì chắc chắn người khác nói gì bạn cũng không có ý kiến. Cuối cùng sẽ bị những lời bạn nói ra không được tôn trọng. Bạn giúp người khác khi gặp khó khăn, họ sẽ ghi nhớ ơn của bạn, nhưng bạn cứ giúp mãi thì họ sẽ ỷ lại mà thôi.

Làm người không cần quá biết điều, quá hiểu chuyện.

(ảnh minh hoạ)

Quan hệ giữa người với người đều có những giới hạn, mỗi người đều có nguyên tắc và nghĩa vụ của chính bản thân, chẳng ai có thể gánh vác giúp được.

Trong gia đình, mỗi người đều có một vị trí riêng;

Trong công việc, mỗi người sẽ có nhiệm vụ riêng;

Trong xã hội, mỗi người đều có trách nhiệm riêng.

Trưởng thành là khi bạn làm tốt công việc của bản thân, thể hiện tốt vai trò của mình, chứ đâu phải là vượt quá chức phận, đảm nhận thay nghĩa vụ của người khác.

Tác giả: Truy Nguyệt