Ba cảnh giới lớn nhất của nhân sinh: Thiện tâm, khoan dung và từ bi
Phật dạy một người có lòng khoan dung thì lúc nào cũng tự do tự tại, đi đâu, làm gì cũng có thể thuận theo cơ duyên. Khoan dung chính là biểu hiện của người có sức mạnh cảm hoá đất trời vạn vật.
Con người vốn có bản tính lương thiện. Người khéo nuôi dưỡng bản tính lương thiện thì sẽ biết nhẫn nhịn. Người càng khéo nhẫn nhịn thì sẽ từ bi vẻ ngoài cho đến nội tâm đều nhẫn chịu một cách vô cùng vui vẻ.
Người khéo khoan dung, sẽ khoan dung với mọi vật, mọi sự. Người biết nuôi dưỡng thiện tâm thì chắc chắn sẽ khiến mọi người kính trọng. Người tu luyện cái tâm thiện thì ắt sẽ tu xuất ra tâm từ bi. Nhìn xhunsg sinh đều khổ mà sinh lòng thương xót.
Khoan dung cảm động được lòng người
Khoan dung chính là đức tính tốt đẹp nhất mà người có trái tim từ bi có được. Người có lòng khoan dung thì lúc nào cũng biết quay đầu chuyển hướng. Một người khi có lòng khoan dung thì dù khó khăn đến mấy thì họ cũng sẽ biết nhìn ra hướng lạc quan. Bởi thế nên mới nói kiểu người như vậy lúc nào cũng được lòng nhiều người xung quanh.
Khoan dung chính là thuốc tiên, khiến mối quan hệ giữa người với người càng thêm hài hoà, khiến chúng ta sống biết nghĩ cho nhau. Phật dạy lòng khoan dung sẽ giúp đời người may mắn.
Lòng khoan dung chứa hết cả vạn vật như thế thì chính là cái tâm từ bi của các bậc Giác Giả. Thương xót cho chúng sinh, tuỳ duyên độ hoá hết thảy mọi người và vạn vật.