Cổ nhân nhắc rồi: Khi còn sống tuyệt đối không dùng 2 bữa, con cháu nghe theo kẻo họa đến bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc sống hàng ngày có những bữa tiệc linh đình, mỗi bữa tiệc đều có ý nghĩa và mục đích riêng của nó. Người xưa khi bàn đến việc tuyệt đối không dùng 2 bữa, con cháu nghe theo kẻo họa đến bất ngờ. Đó là những bữa nào?

2 bữa không nên dùng khi còn sống là bữa nào?

Thứ nhất: “Bàn tiệc đã được dọn ra sẵn” thì không được ăn

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bữa tiệc linh đình, mỗi bữa tiệc đều có ý nghĩa và mục đích riêng. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng trong bữa tiệc đồ ăn dọn sẵn ra là điều đương nhiên, tại sao lại không được đụng?

Nguyên nhân là do người xưa có nghi thức mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước có nghĩa là thiếu tôn trọng đối phương. Cho dù khách đến muộn, tại sao không đợi được?

Lý do thứ hai là bạn đến muộn, khi tất cả mọi người đã yên vị mà bạn đến sau thì đó cũng là hành vi thất lễ. Lúc này, người đến sau phải biết ý mau chóng rời đi để tránh bị mọi người bàn tán.

Xuất phát từ hai nguyên nhân trên, những ai khi gặp phải trường hợp này, nói chung là không nên ăn. Nếu cứ vô tư ngồi vào bàn sẽ bị người trong tiệc coi thường và đánh giá. Đương nhiên, giữa bạn bè thân thiết, quy tắc này không tính.

Ngoài ra, câu nói này cũng có hàm ý sâu sắc của nó ‘bàn tiệc dọn sẵn không được dùng” ý chỉ trên đời này không có gì là tự nhiên mà có. Con người chúng ta muốn có ăn thì cần phải rõ lý do, cần rõ công lao mới nhận. Đừng thấy người ta mang lợi lộc trước mắt tới cho mình mà vội vàng nhận lấy không cần biết đằng sau bữa tiệc đó là tốt hay xấu thì sẽ gặp họa lớn. Người xưa cũng nói rằng ” Phàm là miếng ăn là miếng nhục” bởi vậy, trước khi ăn uống bạn cần biết ngó trước nhìn sau, cần phải phân biệt nặng nhẹ rồi mới ngồi xuống dùng bữa, đừng ăn uống như kẻ phàm phu tục tử kẻo hối hận không kịp.

Thứ 2: “rượu đã rời bàn” không được đụng?

Câu này có hàm ý rằng: Bữa tiệc đã hết thì có khách mới đến bất ngờ, mà chủ nhà mang rượu cũ ra mời thì phải từ chối. Nếu không, chúng ta cũng sẽ bị coi thường.

Vì trong trường hợp này, việc sử dụng rượu cũ đồng nghĩa với việc không tôn trọng khách trong bàn và sẽ khiến những người có mặt thêm khó chịu.

Lúc này, trên bàn đã đầy đồ ăn thừa, nếu ngồi cố thì không hay. Bên cạnh đó, việc ngồi lại cũng khiến gia chủ phải chuẩn bị thêm món mới, gián tiếp thêm phiền phức cho chủ nhà. Điều này không chỉ tốn thời gian và rất phiền toái.

Ngoài ra, câu nói này cũng ám chỉ rằng khi  mọi người đã đứng lên hết trên bàn tiệc thì bạn cũng đừng cố ngồi vào, đừng biến mình trở thành tâm điểm của sự chú ý vì sự vô duyên, thất lễ trong cuộc sống. Mà hãy từ chối khéo léo để tỏ rõ được khí chất, cũng như lòng tự trọng của mình.

(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Tác giả: Mộc