Cổ nhân dạy “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài”, vì sao vậy?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa truyền lại cách kết giao bạn bè, cách chọn vợ chồng rất đáng để suy ngẫm và học hỏi.

“Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài” là lời răn dạy, nhắc nhở của cổ nhân để con cháu lựa chọn bạn đời để kết thân. Câu nói này là một triết lý được đúc kết từ trí huệ của tổ tiên, ẩn chứa tinh hoa của văn hóa truyền thống. 

Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc

Cổ nhân có câu nói "Lấy vợ lấy đức không lấy sắc", ý muốn khuyên con cháu đời sau khi lấy vợ phải tìm hiểu, để ý đến tính cách, phẩm chất của cô ấy chứ không chỉ là dung mạo của bạn đời.

Đức ở đây chính là đức hạnh. Người xưa vốn coi trọng chữ hiếu. Người chồng cần chọn người vợ tốt, biết đối xử với bố mẹ chồng, chồng con chứ không chỉ là người có ngoại hình đẹp.

2

Người xưa vẫn truyền nhau câu chuyện về người con dâu hiếu thuận có thể cảm hóa Trời xanh, khiến kỳ tích xuất hiện. Cụ thể, vào tháng 3 năm Gia Vũ, niên hiệu Thuận Chí thời nhà Thanh, con trai của Cố Thành là một cư dân của huyện Vũ Tiến (Cổ Danh Tấn Lăng) tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cưới một cô gái tên Tiễn Chi.

Một lần, Tiễn Chi về thăm họ hàng bên ngoại thì làng quê bùng phát dịch bệnh. Cả nhà chồng cô đều bị bệnh, bà con ruột thịt không ai dám đến thăm vì sợ lây bệnh. Tiễn Chi nghe tin nóng lòng muốn về nhà chồng thăm nom chồng và bố mẹ chồng. Mặc bố mẹ đẻ can ngăn, cô vẫn một mực quay về nhà chồng. 

3

Có thể thấy, Tiễn Chi không màng nguy hiểm, dù trong hoàn cảnh nguy hiểm nhưng trong thâm tâm vẫn luôn suy nghĩ và lo lắng cho sự nguy nan của gia đình chồng, cố gắng để hoàn thành trách nhiệm của một người con dâu. Chính lòng hiếu thảo cùng với đức hạnh của Tiễn Chi đã khiến trời cao cảm động.

Ngày nay, một số người quan niệm nhan sắc là tất cả, coi đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn vợ. Tuy nhiên, tục ngữ có câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nội tâm cùng với sự tu dưỡng còn quan trọng hơn dung mạo, vẻ đẹp xuất phát từ nội tâm mới có thể tạo nên giá trị đích thực của một người

Kết bạn kết tâm không kết tài

Cổ nhân cũng dạy trong quá trình kết bạn, bạn đừng quan tâm đến tiền tài của người ta mà hãy chú ý đến tính cách của người bạn ấy. Một người sở hữu cảnh giới tinh thần cao thượng mới là một người bạn tốt, mới có thể tin tưởng. Khi kết bạn cần nhìn danh phẩm, coi trọng danh tiếng.

1

Chân Bân vốn là người triều Lương, trước đây có cuộc sống vô cùng khó khăn. Chân Bân từng lấy một đám gai để làm thế chấp, sau đó vay tiền của chùa Trường Sa. Sau đó, ông chuộc đám gai về liền phát hiện trong đó có 5 lượng vàng được kết giấu cẩn thận. Chân Bân không tham lam mà đã trở về chùa để gửi lại 5 lượng vàng.

Khi hoàng đế Lương Vũ vẫn còn là một thường nhân đã nghe câu chuyện của Chân Bân đã rất ngưỡng mộ phẩm chất con người ông. Vì thế sau khi lên ngôi, Lương Vũ vô cùng tin tưởng và ban chê Chân Bân làm huyện lệnh. Đồng thời, Lương Vũ cũng bổ nhiệm thêm 4 người huyện lệnh khác. Trước khi rời đi, ông đã triệu tập 4 huyện lệnh rồi nhắc nhở: "Là một quan huyện, quan trọng là phải chính trực, thận trọng ưu tiên lên hàng đầu".

Không những thế, Lương Vũ tín nhiệm Chân Bân, đồng thời coi ông như một người bạn tri giao và có cảnh giới tâm hồn đồng điệu.

Có thể nói rằng, người xưa coi tiền tài là vật ngoài thân, kết bạn luôn coi trọng về tư cách và phẩm chất. Coi trọng của cải và vật chất không phải là bạn bè chân chính, trong cuộc đời nếu như có thể kết giao với người có phẩm chất đạo đức tốt, đáng tin cậy thì chính là điều may mắn nhất trong cuộc đời, cần phải trân trọng.

Theo:  xevathethao.vn copy link