Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm có nhiều ngày lễ quan trọng mà các gia đình không nên bỏ qua.
Ngày 1/7 âm lịch và ngày Rằm tháng 7
Theo phong tục từ xa xưa, ngày mùng 1 âm lịch hằng tháng được gọi là ngày Sóc. Vào ngày này, các gia đình sẽ dâng một lễ cúng đơn giản gồm hương, hoa, trái cây tươi lên bàn thờ thần linh, tổ tiên để cầu mong một tháng mới may mắn, suôn sẻ, bình an.
Ngày mùng 1/7 âm lịch cũng được thực hiện theo như thông lệ của các tháng khác.
Ngoài ra, ngày Rằm (được gọi là ngày Vọng), các gia đình cũng sẽ làm lễ cúng. Vào ngày Rằm tháng 7, gia chủ có thể sắm lễ cầu kỳ hơn các ngày Rằm khác trong năm. Ngoài hương hoa, một số gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn.
Lễ Thất tịch - ngày ông Ngâu bà Ngâu
Ngày 7/7 âm lịch hằng năm được gọi là lễ Thất tịch, ngày ông Ngâu bà Ngâu (chính là Ngưu Lang - Chức Nữ trong văn hóa của Người Việt).
Vào ngày này, mọi người có thể lên chùa để cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, cầu tình duyên may mắn, con đàn cháu đống.
Lễ xá tội vong nhân
Xá tội vong nhân là một lễ được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm, trùng với lễ Vu Lan. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm các vong hồn được đi lại tự do trên trần thế. Trong số đó, có nhiều vong hồn vất vưởng, lang thang, không có người thân thờ cúng. Vì vậy, để tránh bị những vong hồn này quấy nhiều, các gia đình sẽ làm lễ cúng chay gồm những thứ như cháo trắng, bánh kéo, gạo muối, quần áo... Những vật phẩm này được cúng cho vong hồn với mong muốn các vong hồn sớm được siêu thoát. Người ta còn gọi lễ xá tội vong nhân là lễ cúng cô hồn.
Lễ xá tội vong nhân ở các vùng miền sẽ có sự khác biệt về cách tổ chức, thời điểm tổ chức và các vật phẩm dâng cúng.
Lễ Vu lan báo hiếu
Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ hoàn toàn khác với lễ xá tội vong nhân nhưng cũng được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Lễ này là dịp con cháu báo hiếu với ông bà cha mẹ nên được rất nhiều người coi trọng.
Lễ tạ cuối tháng
Trước khi kết thúc một tháng mang nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng, một số người sẽ chuẩn bị hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng tại ban thờ Phật, ban thờ Thần Tài, gia tiên để tạ thần linh, tổ tiên đã bảo vệ, phù trợ cho cả gia đình có một tháng mạnh khỏe, bình an, suôn sẻ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cổ nhân dặn cấm sai: Đặt bếp 2 hướng này không đau ốm cũng hao tài khánh kiệt, đó là hướng nào?
-
Tổ Tiên nói: 'Cóc nhảy vào nhà không sợ, sợ nhất 3 cái cây trước cửa', 3 cây đó là gì?
-
'Giàu thì không mua nhà phương Đông, nghèo thì không mua nhà phương Tây', vì sao thế?
-
Bàn uống nước chớ tiện tay đặt 3 thứ: Con cháu kiệt quệ, buôn mãi chẳng giàu
-
Phong thủy phòng ngủ: 5 điều cần thay đổi để hôn nhân lại nồng nàn như thuở mới yêu