Cụ bà 67 tuổi mang thai, con gái xấu hổ từ cha mẹ, 1 năm sau 'lật mặt' vì em út quá đáng yêu

( PHUNUTODAY ) - Vì cảm thấy xấu hổ nên cả 2 đứa con lớn đều từ mặt người mẹ. Cụ bà vẫn quyết sinh đứa trẻ bằng phương pháp sinh mổ, mặc kệ những lời đàm tiếu.

Việc có bầu và sinh con ở độ tuổi ngoài 50 đã là một kỳ tích. Ấy vậy  mà có trường hợp, cụ bà 67 tuổi vẫn mang thai tự nhiên và sinh nở bình thường.

Bà Tian, 67 tuổi, ở Zaozhuang, Sơn Đông, phát hiện mình mang thai ngoài ý muốn trong 1 lần đi khám sức khỏe . Hai vợ chồng muốn sinh thì bị con cái phản đối kịch liệt. Họ đã có 1 trai 1 gái và thậm chí đứa cháu lớn nhất lúc đó đã 18 tuổi.

Tuy vấp phải sự phản đối, thậm chí con gái còn đòi cắt đứt quan hệ, nhưng bà Tian vẫn liều mình sinh ra đứa trẻ vào ngày 25/10/2019. Ở độ tuổi thụ thai tự nhiên khi 67 tuổi, bà đã mang thai và sinh nở suôn sẻ, là một điều kỳ diệu.

Bác sĩ cho biết trong quá trình mổ có phát hiện buồng trứng của bà Tian như buồng trứng ở một phụ nữ ở tuổi 40. Buồng trứng của bà không teo lại như những người ở độ tuổi 60, điều đó có lẽ lý giải vì sao bà ấy mang thai tự nhiên.

Vợ chồng bà Tian cho rằng đứa trẻ là món quà trời ban. Họ đặt tên con là Tianci, có nghĩa là "món quà do trời ban". Tuy nhiên, 2 đứa con ruột của ông bà đã ngoảnh mặt, cắt đứt liên lạc vì cảm thấy xấu hổ, và cũng vì sự việc khiến nhiều người chú ý. Hai ông bà có lương hưu, tổng cộng 10.000 tệ (gần 30 triệu đồng) 1 tháng nên mặc ai nói gì thì nói, họ cứ lầm lũi bên đứa con mới sinh.

Đã hơn một năm trôi qua, em bé Tianci lớn lên từng ngày. Chồng bà Tian cho biết vợ ông hiện đã khỏe hơn trước rất nhiều, khi đi lại không thở hổn hển, trông như trẻ ra 20 tuổi. Thậm chí, một số cư dân mạng còn chế giễu: “Năm sau lại có thể tiếp tục sinh con”. Khi cô con gái nhỏ dần lớn lên, con gái lớn của ông bà lại “lật mặt”. Cô chủ động liêc lạc và  cũng dần dần chấp nhận, còn gia đình con trai vẫn im lặng.

Dẫu sao thì ông bà cũng thấy vui vì con gái lớn đã chịu nói chuyện với bố mẹ. Chẳng những vậy, cô còn liên tục mua thật nhiều đồ cho em gái nhỏ của mình, đứa em còn nhỏ tuổi hơn cả con ruột của cô.

Trên thực tế, việc người cao tuổi sinh con đã từng có tiền lệ. Trước đó vào tháng 9, một phụ nữ 73 tuổi ở Ấn Độ đã sinh đôi hai bé gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Bà Erramatti Mangayamma - một nông dân đến từ bang Andhra Pradesh - được cho là người già nhất sinh con trên thế giới.

Thật ra việc con cái lo lắng cho con cái của bà Tian không phải không có lý, dù sao thì nguy cơ sinh con ở tuổi cao là quá lớn. Bao gồm:

Sức khỏe mẹ

Các chức năng thể chất của những người ở độ tuổi 60-70 đã bắt đầu suy giảm, tình trạng thể chất của họ rất đáng lo ngại, nếu sinh con vào thời điểm này thì sẽ xảy ra những rủi ro quá lớn đối với người cao tuổi như nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non, cao huyết áp khi mang thai, tiểu đường, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ

Nếu mẹ quá lớn tuổi, ngoài những nguy hiểm trong quá trình sinh nở, việc phục hồi sau sinh sẽ chậm hơn nhiều so với người trẻ, điều này cần có sự quan tâm kỹ lưỡng của người nhà.

Tình trạng thể chất của con

Cha mẹ nào cũng mong muốn sinh ra một đứa con khỏe mạnh và thông minh, vì vậy việc lựa chọn độ tuổi sinh đẻ phù hợp là đặc biệt quan trọng. Khi phụ nữ ở độ tuổi 25 - 30 đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cao hơn thì khả năng sinh con khỏe mạnh cũng cao hơn. Khi phụ nữ già đi, chất lượng trứng của họ sẽ giảm dần theo từng năm và khả năng mắc bệnh ở trẻ sơ sinh sẽ tăng lên.

Lo lắng về áp lực nuôi con nhỏ

Chi phí nuôi dạy con cái hiện nay rất cao, các bậc cha mẹ không chỉ đối mặt với áp lực tài chính lớn mà còn là áp lực nuôi dạy con cái. Nguồn thu nhập chính của người cao tuổi sau khi nghỉ hưu là lương hưu, trong khi trẻ sơ sinh cần chi tiền ăn, mặc, ở, đi lại, khi lớn lên việc đi học mẫu giáo cũng sẽ phát sinh chi phí đáng kể.

Sinh con thì dễ nhưng nuôi con là vấn đề cần phải có kế hoạch lâu dài, bà Tian mang thai tự nhiên khi 67 tuổi và sinh con khi tuổi đã cao là một điều rất hiếm. Suy cho cùng, việc nuôi dạy một đứa trẻ là trách nhiệm của cha mẹ và đòi hỏi sự kiên nhẫn gấp trăm lần ở người cao tuổi.

Tác giả: Thạch Thảo