Cứ mắc phải 4 sai lầm này bảo sao nghèo vẫn hoàn nghèo, không ngóc đầu lên được

( PHUNUTODAY ) - Trong chúng ta ai cũng mong mình trở nên giàu có. Tuy nhiên, chỉ vì mắc phải những sai lầm tai hại này mà cố gắng bao nhiêu cũng không thành công

Giữ lối tư duy phải tiết kiệm tiền

Muốn giàu có trước tiên bạn phải thực hành lối sống tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chăm chăm nghĩ đến cách tiết kiệm tiền thì bạn sẽ quên mất việc kiếm tiền.

Tiết kiệm có thể giúp bạn có một khoản tiền dự phòng nhưng không thể giúp bạn trở nên giàu có. Thay vào đó, bạn cần phải tích lũy và đầu tư mới giúp tiền đẻ ra tiền.

Người giàu thường không dành thời gian nghĩ cách tiết kiệm, họ dành thời gian nghĩ xem nên đầu tư vào đâu, làm gì để kiếm thêm tiền.

Chạy đua theo người giàu hơn

So sánh, hơn thua với bạn bè không giúp ích được gì cho bạn. Họ chi tiền mua sắm đồ hiệu, bạn cố gắng làm theo họ vì sợ thua thiệt, vậy thì bạn sẽ ngày một nghèo đi.

Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, mức thu nhập khác nhau. Việc chạy đua theo người giàu hơn có thể khiến bạn rơi vào lành lầm than, thậm chí trở thành con nợ.

Tâm lý trì hoãn, để mai rồi tính

Với tâm lý trì hoãn, để mai tính bạn sẽ chẳng bao giờ bắt tay vào làm được việc gì bởi vì ngày mai không bao giờ đến. Hôm nay bạn nảy sinh ý tưởng mới lạ nhưng để qua ngày mai nó có thể đã cũ và chẳng còn giá trị nữa. Bên cạnh đó, tâm lý trì hoãn cũng khiến bạn sợ thử cái mới.

Khi bạn không thử, bạn sẽ không biết mình có thể thành công hay không. Trong khi đó, những người thành công luôn chọn cách bắt tay vào hành động và tìm cách giải quyết vấn đề. Nhờ vậy, họ trở nên giàu có và thành đạt.

Nếu bạn luôn tìm cách đùn trốn trách nhiệm thì bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ.

Không phân bổ chi tiêu

Bạn càng có nhiều tiền thì việc chi tiêu lại càng phải hợp lý. Người nghèo thường có suy nghĩ nếu mình giàu có mình sẽ thoải mái ăn uống, mua sắm. Tuy nhiên, người có nhiều tiền họ không làm như vậy.

Người nhiều tiền sẽ biết phân bổ chi tiêu hợp lý theo quy tắc 50 – 30 – 20. Trong đó, 20% thu nhập sẽ là tiền dùng để tích lũy, nếu không cần thiết thì tuyệt đối không được dùng đến.

Nếu bạn làm được như vậy thì mỗi tháng bạn sẽ có một khoản tiền để riêng. Tích lũy dần dần sẽ có một khoản vốn nhỏ để đầu tư. Từ đó, tiền sẽ đẻ ra tiền.

Tác giả: Trần Thu Thủy