Làm người nhớ tích 5 phúc: Sinh trí tuệ
1. Có sức khỏe là có phúc
Tục ngữ có câu: “Làm hoàng đế mắc bệnh không bằng làm kẻ ăn mày mà khỏe mạnh”. Sức khỏe chính là phương tiện tải thể của trí huệ, là tiền đề của sự nghiệp, một người nếu như mất đi sức khỏe, vậy xem như là mất tất cả.
Muốn có một thân tâm khỏe mạnh thì nhất định phải có sự dưỡng thân, ăn uống có chừng mực, tránh rượu chè, tửu sắc vô độ.
2. Gia hòa là phúc
Cổ nhân thường nói: “Gia hòa vạn sự hưng”, hay: “Gia hòa phúc tự đáo”. Nếu như chúng ta có một gia đình hòa hợp, trên dưới đồng thuận chính là hậu phương vững chắc để gây dựng cơ nghiệp. Vậy nên có được một gia đình hòa thuận chính là: “Phúc trong phúc”.
3. Chịu thiệt là phúc
Người có thể vui vẻ chịu thiệt đó chính là cảnh giới của sự tu dưỡng. Không sợ chịu thiệt, việc nhiều thì làm thêm một ít, từ đó có thể tu dưỡng tâm tính, nâng cao năng lực chịu đựng.
4. Bảo trì cuộc sống thanh đạm
Cuộc sống ngày nay có nhiều áp lực, mệt mỏi. Làm người nếu có thể sống cuộc đời thanh đạm thì đó chính là phúc. Đói thì ăn, mệt thì nghỉ, việc đến thì làm, cần cù chịu khó, sống với hiện tại, ấy cũng chính là phúc.
5. Sống tùy duyên là phúc
Nhân sinh vạn nẻo, kiếp người nổi chìm tựa phù vân, đa số sống ở đời thì có 8, 9 phần là không như ý mình. Vậy nên biết sống tùy duyên ấy là hạnh phúc, điều đến thì đón nhận, điều đi thì buông bỏ, vạn vật tùy cảnh, vạn sự thì tùy thời, đó cũng chính là cảnh giới của bậc trí giả.
Làm người hành 5 đức: Ấy là tu dưỡng
1. Khẩu đức
Người xưa có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Đời người họa hay phúc đều do cái miệng mà ra, vậy nên làm người thì việc trước nhất chính là tu dưỡng cái miệng của mình: Luôn nói lời chân, không nói lời lộng ngữ thị phi, mỗi khi nói phải nghĩ trước nghĩ sau, nghĩ đến cảm thụ của người nghe.
2. Diện đức
Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ, cây không có vỏ chẳng thể sinh tồn, người không có thể diện, chẳng thể dung thân. Bởi vậy nên tu dưỡng tốt diện mạo của mình chính là giúp con người lưu danh.
3. Tín đức
Chữ tín luôn quan trọng, là cái vốn để làm người. Một người không có chữ tín thì chẳng thể làm được việc lớn. Vậy nên, tín chính là cái vốn tài sản lớn nhất của đời người, có thể lấy được lòng tin của thiên hạ chính là tài sản vô giá.
4. Khiêm đức
Đây chính là cái đức của sự khiêm tốn. Tổ tiên xưa nay vẫn luôn nhìn nhận rằng khiêm nhường chính là một loại mỹ đức thể hiện tinh thần hàm dưỡng tôn quý. Nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần. Như vậy, người xưa nhìn nhận rằng, dù là đạo trời hay đạo làm người, cái gốc đều ở một chữ “Khiêm” này.
5. Trọng đức
Trong cuộc sống này chúng ta đều phải biết tôn trọng người khác, nhưng ít ai có thể hiểu được chân lý này. Người có tu dưỡng thì đối với bất kể ai cũng đều tỏ thái độ khiêm nhường, tôn trọng. Tôn trọng người dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng người dưng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Nhân quả báo ứng: 6 nghề không nên làm để tránh tạo nghiệp, mất hết phúc lộc, kiểu gì cũng bị quả báo
-
Nhà có 4 phước dày: Không thịnh vượng cũng phú quý, con cháu toàn người xuất chúng
-
Có đức mặc sức mà ăn: 6 cách tích lũy phước lành để đổi vận không tốn một xu theo lời Phật
-
Phật dạy: Muốn có phước đức dày, phúc báo vô biên thì 3 việc sau không được nói càng không được nghĩ trong đầu
-
Cổ nhân dạy: Người khôn đừng bao giờ nói ra 5 điều dễ "rước họa vào thân" này