Khi làm cha mẹ có nhiều lúc chúng ta than vãn kể lể kêu ca. Nhưng thực tế bạn hãy ngẫm lại xem có phải than vãn sẽ tốt. Bạn muốn con biết về nỗi khổ của mình để mà khắc cốt ghi tâm công lao đó, để phải cố gắng và phải báo đáp? Không như thế thì sự báo đáp chỉ là món nợ àm con cái trả xong rồi rũ bỏ. Do đó khi làm cha mẹ hãy nhớ:
Đừng kể về bất hạnh với con
Những lời kể lể than vãn của cha mẹ sẽ khiến con cái áp lực và thấy cuộc đời chẳng có gì tốt đẹp. Nếu là cha mẹ hãy bớt than với con về những điêu bất như ý như bị khó khăn ở công sở, không được giúp đỡ, người thân không quan tâm, con cái không như ý....
Việc cha mẹ kể lể về nỗi khổ sự bất hạnh của bản thân sẽ khiến cho con cái cảm thấy nặng nề, khó tận hưởng niềm vui, và những thứ đó tạo ra năng lượng tiêu cực trong gia đình, khiến con trẻ khó mà thoát ra được. Lớn lên trong môi trường như thế, trẻ sẽ không còn năng lượng tích cực.
Chuyên gia tâm lý học Lý Tuyết nói: Than vãn về sự bất hạnh của mình với con trẻ là một trong những cách hủy hoại con cái hiệu quả nhất. Bởi trẻ em là những người tiếp nhận năng lượng tự nhiên. Cách than vãn này chính là mang những ủy khuất đời mình chuyển sang con bíp nghẹt con cái bởi năng lượng tiêu cực u ám. Cha mẹ kể khổ, cuối cùng sẽ tạo thành quả đắng cho cả đời con cái.
Đừng kể lể mãi về sự nghèo khó của gia đình
Khi nhấn mạnh về nghèo khó, con trẻ sẽ tự ti nên khó mà mở rộng tầm nhìn và đầu óc học hỏi, ngại giao tiếp. Thế nên mới có câu nói cha mẹ than nghèo kể khổ, suốt đời con cái không ngóc đầu lên được.
Nhiều cha mẹ hay kể nghèo để con không vòi vĩnh. Nhưng đó có thể là điều u ám bủa vây con trẻ suốt thời thơ ấu. Con trẻ sẽ bị đeo bám nỗi sợ hãi nghèo khó. Khi cha mẹ kể khổ, than nghèo với con cái, đó có thể chỉ là một lời phàn nàn thông thường, nhưng điều mà đứa trẻ cảm thấy là một loại áp bức về mặt cảm xúc, khiến đứa trẻ có thói quen kìm nén bản thân, giảm thiểu nhu cầu của mình hoặc thậm chí không dám có.
Do đó thay vì than nghèo thì cha mẹ hãy hướng con tới việc tiêu dùng hợp lý.
Đừng than vãn kể xấu nửa kia
Cha mẹ đôi khi có tính tranh công, nhất là khi không hài lòng về nửa kia thì hay nói xấu để con yêu mình hơn. Tâm lý này sẽ khiến con cái tổn thương. Nói xấu nhau trước mặt con cái, thứ nhất, sẽ khiến mối quan hệ của trẻ với nửa kia trở nên căng thẳng, thứ hai, sẽ khiến trẻ thiếu nhìn nhận và thiếu tự tin vào bản thân… Cho dù là mẹ nói xấu cha, hay cha nói xấu mẹ, trong tiềm thức đứa trẻ sẽ cho rằng mình không tốt. Khi vợ chồng bất đồng hoặc ly hôn, nếu không còn tôn trọng được nhau tốt nhất không nên nói về nhau trước mặt con. Những lời kể lể than vãn chỉ trích chỉ làm sướng cảm xúc của bạn khi đó nhưng không hề tốt cho con cái. Nếu thực sự vì con, tốt nhất bạn nên ít nói về nửa kia.
Trẻ nhỏ cần một môi trường lành mạnh để lớn lên và để hạnh phúc. Niềm hạnh phúc đó chính là cánh cửa để trẻ trở nên hoạt bát vui vẻ giàu năng lương tích cực, tự tin và thành công hơn. Còn trẻ lớn lên trong sự u ám thì sẽ chỉ kìm nén những điều tốt đẹp, những hạt mầm tốt không thể bung chồi. Vì vậy làm cha mẹ cần nhớ đừng nói sướng miệng mình mà hại tới con.
Tác giả: An Nhiên
-
Thịt của con dưới nước này phần nào cũng bổ, nhất là mắt và não, làm cách này người lớn trẻ nhỏ đều mê
-
5 sai lầm của cha mẹ khiến trẻ ngày càng nhút nhát
-
Có 4 kiểu nuôi dạy con dễ khiến trẻ gặp áp lực, lớn lên sẽ cục tính nóng nảy
-
Cha mẹ khôn ngoan tuyệt đối không nói ra ngoài 5 điều này về con thì gia đình hạnh phúc con cái yêu thương
-
Thực phẩm được ví như “thịt của người ăn chay", bán đầy ngoài chợ với giá 100 ngàn/kg, sốt chua ngọt cực ngon