Cuối năm gia chủ hãy tìm cây này đặt trong nhà Thần tài ''ưng cái bụng" sẽ rước vàng bạc may mắn về

( PHUNUTODAY ) - Đây là những loại cây sẽ mang may mắn - tài lộc về cho gia chủ.

Hiện nay các công ty, trong gia đình thậm chí trên bàn làm việc của nhân viên đều có các chậu cây nhỏ được gọi là cây may mắn.

1. Lan ý, còn gọi là huệ hòa bình

Huệ hoà bình là cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên và độc hại cho vật nuôi... Cây này thường có 1 cụm hoa có một màu trắng dày trên cành thẳng đứng, trông rất kiêu sa. Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh...

Cây Lan ý có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Loại cây này cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.

2. Cây Dứa cảnh nến đỏ

Cây Dứa cảnh nến đỏ có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây này phát triển tốt trong điều kiện che bóng một nửa, nhu cầu nước trung bình. Cây Dứa cảnh nến đỏ gần như không thân mang lá xếp hoa thị sát gốc, phiến dạng thuôn dài, dài 60cm, rộng 5cm, nhọn đầu, mép nguyên, màu xanh bóng. Cụm hoa bông mọc ở đỉnh, lá bắc giống lá màu vàng cam một số chủng có màu vàng xanh, hoa màu trắng gốc hồng.

3. Cây hồng môn, tiểu hồng môn

Cây Tiểu Hồng Môn thích hợp trồng cây trang trí nội thất, cây này nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi. Các loại Hồng Môn thích sống theo bụi, nên khi chúng ta thấy nó nhảy ra 1- 2 con mà tách ra là cây mẹ bị suy rất lâu phát triển. Nên muốn tách cây con thì lựa bụi nào có khoảng từ 3 – 5 con thì tách ra 1 con để nuôi riêng.

4. Cây thu hải đường trường sinh

Đặt trong một khu vực có ánh sáng mặt trời phong phú, cây  thu hải đường trường sinh sẽ ra những cụm hoa trắng, hồng, đỏ rất đẹp mắt. Cây cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt, có độ ẩm cao.

Cây  thu hải đường trường sinh có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính... Tiếp xúc với toluene trong thời gian đủ dài có thể bị bệnh ung thư.

Tác giả: Ngọc Lê