Dân gian có câu: 'Nghèo không đi đường thủy, giàu không nên nói chuyện ngoại tình', tại sao?

( PHUNUTODAY ) - Một trong những lời dạy của người xưa rất nổi tiếng, trong đó có câu: "Nghèo không đi đường thủy, giàu không nên nói chuyện ngoại tình", hãy cùng tìm hiểu.

Trí tuệ của người xưa là vô cùng thâm sâu. Những lời dạy dù đã đi qua hàng trăm hàng nghìn năm thì vẫn vẹn nguyên ý nghĩa. Trong đó, có một câu rất nổi tiếng là: "Nghèo không đi đường thủy, giàu không nên nói chuyện ngoại tình".

Nghèo không đi đường thủy

“Thủy” (nước) trong câu nói này không hoàn toàn chỉ đường sông nước, nó còn có nghĩa nhắc đến những hoạt động bất hợp pháp. Tại sao nghèo thì không nên đi đường thủy? Điều này bắt nguồn từ thực tế thời cổ đại.

Giao thông thời cổ đại không phát triển như ngày nay. Người xa quê thường ít có cơ hội trở lại quê, nên trong thơ cổ đa số đều diễn tả “nỗi nhớ nhà”. Vào thời cổ đại, con người biết rất ít về hàng hải, đặc biệt là trong thời đại không có tàu lớn và không có la bàn. Mọi người rất thiếu hiểu biết về gió mùa trên biển và hướng điều hướng.

Trong khi bão gió vốn thất thường khó có thể đoán trước, chỉ một cơn gió lớn thổi qua thôi cũng đủ khiến người đi thuyền xấu số mãi nằm lại dưới biển nước sâu, nguy hiểm vô cùng. Người nghèo khi túng quẫn, thường chấp nhận làm đủ thứ việc để mưu sinh dù nó có nguy hiểm đến đâu, kể cả việc đường thủy này.

Câu nói này, theo nghĩa rộng hơn, nhắc nhở mọi người rằng, dù cuộc sống nghèo khó vẫn phải giữ vững lập trường, đừng mạo hiểm và tham gia vào các hoạt động phi pháp để làm giàu bất chính. Nếu không, cuối cùng, sẽ hại người và hại chính mình.

Giàu không nói chuyện ngoại tình

Ngoại tình ở trong câu nói này không chỉ đề cập đến mối quan hệ nam nữ không đúng mực mà còn mang ý nghĩa tương tự phú quý không thể ham mê sắc dục, hư vinh.

Để kiếm được tiền bạc, lập lên cơ nghiệp không phải là dễ, nhưng để giữ gìn và phát triển được cơ nghiệp ấy lại càng khó hơn. Người xưa thường nói muốn giữ gìn được cơ nghiệp ấy thì cần phải rời xa mỹ sắc.

Con người ai cũng có tình cảm và ham muốn riêng, nếu không đủ lý trí mà phóng túng bản thân, phung phí bạc tiền vào những thứ không đáng, trầm luân trong dâm loạn thì không chỉ cơ thể trở nên yếu nhược mà phúc khí cũng tiêu hao, dù là gia tài bạc tỷ cũng tan thành khói.

Vì thế nên ông cha dạy khi bạn giàu có, bạn không nên để dục vọng làm mờ mắt, giữ gìn cái tâm và nếp sống trong sạch. Sống trên đời cần phải học được cách kiềm chế dục vọng của mình, kiên định với những gì mà mình đã chọn. Càng giàu càng phải sống đúng mực, khiêm tốn và tiết kiệm.

Tác giả: Thạch Thảo