Bệnh thận nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính sẽ chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.Như anh Nguyễn Hải Đ. năm nay 29 tuổi, là trợ giảng tại 1 trường Đại học ở Hà Nội - bỗng nhiên thấy người mệt mỏi, hai ngày không đi tiểu.
Anh đi khám thì khám bác sĩ cho biết anh bị suy thận và bác sĩ chỉ định cần tới bệnh viện, hỗ trợ để phục hồi thận nhưng chuyên gia cũng cho hay việc làm này chỉ kéo dài được một thời gian ngắn vì thận mất chức năng. Suốt 3 năm nay anh phải gắn cuộc sống của mình với bệnh viện để duy trì sự sống.
Bệnh của anh đến giờ chỉ có biện pháp duy nhất thay thận - dù gia đình có điều kiện để thay nhưng cứ nghĩ đến những khó khăn phía trước, anh Đ. vẫn chưa dám nghĩ đến một ngày kia mình ghép thận.
Từ khi biết bệnh anh Đ. suy nghĩ nhiều nên tinh thần rơi vào trạng thái trầm cảm, phải mất 6 tháng đầu đến giờ anh mới quen cảnh chạy thận.Hay như trường hợp bệnh nhân T.N.V ở Đông Anh - Hà Nội chia sẻ, vì mắc bệnh thận mãn tính từ nhiều năm nay, chị đều đặn lần/1 tuần vào chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sự sống.
Việc chạy thận nhân tạo một năm tiêu tốn hết từ 100 – 150 triệu đồng - căn bệnh này đã trở thành gánh nặng cho người bệnh, cho gia đình mà còn trở thành gánh nặng cho toàn xã hội.
Ông M.T.T (49 tuổi, Hải Hậu - Nam Định) bị đái tháo đường gần 4 năm nhưng ông T chủ quan và đến khi có dấu hiệu phù chân, đi tiểu thất thường anh mới đến viện khám thì đã mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối do biến chứng của đái tháo đường.
Từ đó trở đi ông T lên Hà Nội để chạy thận nhân tạo.Theo ước tính ở Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị suy thận và mỗi năm có khoảng 8.000 ca mới. Trong đó bệnh suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Dấu hiệu suy thận cần đi khám ngay
Theo bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu Nguyễn Quang Cừ hai thủ phạm chính gây suy thận mãn, phá hủy thậnlà đái tháo đường và tăng huyết áp. Khi mắc bệnh này đa số không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển - muốn phát hiện sớm cần: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.
Bác sĩ Cừ cho hay, khi thận có vấn đề thì nước tiểu, thói quen đi tiểu sẽ có một số thay đổi như: Nước tiểu nổi bọt, đi tiểu vào ban đêm, đi tiểu nhiều lần hoặc vô niệu (hai ba ngày không đi tiểu).
Bên cạnh đó còn có biểu hiện như sưng phù một số bộ phận cơ thể có thể là mắt cá chân, tay, mặt và da. Nguyên nhân do thận không thể lọc bỏ được các chất thải tích tụ trong cơ thể. Hơi thở có mùi cũng là 1 trong những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, do có rất nhiều chất độc trong cơ thể không được thải ra.
Ăn không ngon và không còn hứng thú trong chuyện ăn uống, khó ngủ, chuột rút... cũng là biểu hiện của căn bệnh này.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Phát hiện bé gái ngồi xem TV một mình, gã trai đã bế vào phòng ngủ x.âm h.ại mặc nạn nhân la hét
-
Thiếu nữ 15 tuổi bị vợ của nhân tình đánh ghen, cắt trụi mái tóc gây xôn xao
-
Xót xa với 3 điều cuối cùng nghệ sĩ Lê Bình muốn thực hiện khi sức khỏe ngày càng suy yếu
-
Chẳng cần uống collagen đắt đỏ, chỉ cần thưởng thức ly trứng và mật ong, da dẻ vẫn căng mướt tươi trẻ
-
Chăm bà ốm trong viện, cô gái trẻ không khỏi cay mắt khi chứng kiến câu chuyện của cặp vợ chồng giường bên