Dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đã ngoài mức cho phép bạn nên không nên bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng chứng tỏ lượng đường trong máu đã tăng cao, hãy chú ý và đi khám sức khỏe ngay các bạn nhé!

 

Nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây bạn cần đi khám ngay. Bởi vì, lượng đường trong máu bạn đã ngoài mức cho phép:

Thường xuyên đói

Mức đường huyết cao sẽ ngăn cản glucose đi vào các tế bào. Hậu quả là cơ thể sẽ không nhận được năng lượng và cứ “đòi” ăn mãi. Đó chắc chắn là một vòng luẩn quẩn.

Khát nước liên tục

Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc đường thừa. Mà đường sẽ được loại bỏ theo nước tiểu, cùng với các chất lỏng khác trong cơ thể. Điều này làm cho bạn cảm thấy mất nước và khát nước liên tục.

Đi tiểu liên tục

Nếu đường huyết tăng cao, thận sẽ không thể hấp thu lại các dịch. Vì vậy, cơ thể sẽ cố gắng làm cân bằng glucose trong máu và tế bào, hòa máu vào các dịch tế bào để nồng độ glucose về bình thường. Điều này sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên.

Một lượng lớn nước tiểu có glucose sẽ khiến cơ thể cần nhiều calo hơn. Và theo cách này, cơ thể sẽ cố gắng để “tống khứ” lượng glucose dư

Giảm thị lực

Mờ mắt cũng là kết quả của tình trạng mất nước do lượng đường cao – nó cũng ảnh hưởng tới các tế bào mắt. Hậu quả là làm các tế bào mắt biến dạng và mắt mất khả năng tập trung.

Suy nhược thần kinh

Theo nghiên cứu, những người có đường huyết cao dễ lo lắng, kích động và có xu hướng trầm cảm.

Não phụ thuộc rất nhiều lượng đường được cung cấp và sự gia tăng đường sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động của não. Hậu quả là tâm trạng sẽ rất thất thường.

Đường cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu các dưỡng chất có lợi cho cảm xúc: crom. Khoáng chất này giúp duy trì đường máu ổn định bởi insulin có khả năng làm sạch máu sẽ không thể hoàn nhiệm vụ nếu thiếu crom.

 

Cách kiểm soát lượng đường trong máu

Hạn chế rượu

Nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu, cần cắt giảm lượng rượu tiêu thụ. Một ly rượu vang vào bữa ăn tối tốt cho sức khỏe bởi rượu vang được chứng minh giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, nhưng uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại.

Tăng cường tập luyện

Việc kết hợp các bài tập thể chất trong ngày với chế độ ăn uống lành mạnh là bước đi đơn giản nhằm giúp lượng đường trong máu ở mức ổn định. Một nghiên cứu cho thấy đi bộ khoảng 2 km/ngày có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tiểu đường cũng như các rủi ro liên quan đến sức khỏe tim mạch.

Ngủ đủ giấc

Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, lượng đường trong máu cũng được ổn định. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra mất ngủ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cũng như mức độ insulin.

Tác giả: Ngọc Lê