Dấu hiệu của bệnh quáng gà
1. Không nhìn thấy gì vào buổi tối
Đôi mắt vốn dĩ bình thường nhưng tự nhiên lại không thể nhìn thấy mọi vật vào ban đêm hoặc có thể nhìn được nhưng mọi thứ trở nên mờ ảo dần và trong tình trạng kéo dài thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm y tế và phát hiện ra bệnh sớm nhất.
2. Có dấu hiệu bất thường ở võng mạc
Nếu bạn đọc cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở mắt và đi kiểm tra và thấy đáy mắt có những dấu hiệu bất thường như động mạch võng mạc bị thu nhỏ kích thước, đĩa thị giác bị bạc màu, võng vạc ngoại biên xuất hiện các đám sắc tố hình tế bào xương hoặc bị phù hoàng điểm dạng nang thì đó cũng có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh quáng gà.
3. Tầm nhìn bị thu hẹp
Một trong những dấu hiệu của bệnh quáng gà chính là sự thu hẹp tầm nhìn của mắt. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, bệnh quáng gà sẽ khiến cho tầm nhìn của bệnh nhân bị thu hẹp lại, sự thu hẹp này nặng dần sẽ làm cho tầm nhìn của bệnh nhân bị thu hẹp giống như nhìn qua một cái ống.
4. Có những vùng nhỏ không nhìn thấy được
Đối với những người mắc bệnh quáng gà, có những điểm nhìn mà họ không thể nhìn thấy hoặc mọi thứ trở nên mờ ảo. Trong những vùng còn nhìn thấy được lại xuất hiện những vùng nhỏ không thể nhìn thấy và những điểm này gọi là những ám điểm, ám điểm sẽ tăng lên cùng mới mức độ nặng lên của bệnh.
Các phương pháp phòng tránh bệnh quáng gà
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà mà có phương pháp điều trị cụ thể, trường hợp quáng gà do thiếu vitamin A sẽ được bổ sung bằng vitamin A liều cao. Tuy nhiên để được chẩn đoán chính xác tình trang bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, khi có biểu hiện quáng gà, chúng ta cần phải đến khám ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị đúng và kịp thời.
Ngoài các nguyên nhân do di truyền, quáng gà do thiếu vitamin A hoàn toàn có thể phòng tránh bằng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A.
Với các sản phụ đang mang thai cần bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamin A hoặc tiền chất của vitamin A như trứng, gan, các loại rau xanh, rau củ quả như cà rốt, cà chua…
Với những trẻ không được bú mẹ hoặc đã cai sữa nên ăn dặm thêm các chất có chứa vitamin A.
Tích cực phòng tránh và chữa trị kịp thời các bệnh mạn tính mà trẻ mắc phải như bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sởi… và sớm bổ sung thêm thức ăn có chứa vitamin A. Đồng thời đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ theo chương trình quốc gia phòng chống mù lòa do thiếu vitamin A.
Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang