Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị đau mắt đỏ
Đối với tất cả các bệnh, khi nhận biết sớm và được điều trị thì bệnh sẽ mau bình phục. Nhưng làm thế nào để nhận biết được bệnh đau mắt đỏ và biểu hiện của bệnh ra sao? Chúng ta hãy cùng xem nhé.
Đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh bị đau mắt đỏ là do nhiễm vi khuẩn, virut hoặc có thể do phản ứng của dị ứng.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh đau mắt đỏ
Theo các bác sĩ thì nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Làm thế nào để nhận biết khi trẻ bị đau mắt đỏ |
Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh đau mắt đỏ?
Cũng theo các bác sĩ thì biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ thường được biểu hiện rõ rệt thông qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Những cảnh báo sớm
Ở giai đoạn này, người bệnh thường có một số dấu hiệu như: toàn thân sốt nhẹ, sợ ánh sáng, đau họng và nổi hạch trước tai dẫn đến người bệnh bị đau mỗi khi nuốt nước bọt. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cha mẹ lại rất dễ nhầm với các bệnh liên quan đến họng.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát bệnh
Trong giai đoạn 2 này, bệnh sẽ diễn ra trong khoảng từ 5- 7 ngày. Người bệnh có biểu hiện đầu tiên như:
+ Đỏ một hoặc hai mắt, tuy nhiên thường thì cho dù lúc đầu đỏ một mắt thì cũng sẽ dễ dàng lây sang mắt lành. Bệnh có thể không cân xứng, có 1 mắt bị nặng hơn.
+ Người bệnh còn có các dấu hiệu như: mắt ra gỉ nhiều, chảy nước mắt, cảm giác cộm rát, vướng mắt như có sạn trong mắt, mi mắt sưng nhẹ hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ.
Tuyệt đối không để trẻ dụi mắt khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và dễ có biến chứng. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ lại không gây giảm thị lực ở người bệnh.
Giai đoạn 3: Giai đoạn phục hồi
Trong giai đoạn này, các dấu hiệu như đỏ mắt, sưng đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, chảy nước mắt đều từ từ giảm dần và khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Làm thế nào để phòng ngừa được bệnh đau mắt đỏ?
Để có thể phòng ngừa được bệnh, các bậc phụ huynh nên chú ý đến những điều cần phải lưu ý dưới đây:
Không dụi mắt bằng tay.
Hãy nhắc nhở trẻ rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm.
Phải thường xuyên lau rửa dịch ở mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
Không nên cho trẻ dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
Khi khi tra thuốc mắt cho trẻ cần phải rửa tay trước và sau khi tra.
Tuyệt đố không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
>Cách chăm sóc người bị viêm loét dạ dày tá tràng (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở nước ta. Vậy đâu là cách chăm sóc người bị viêm loét dạ dày tá tràng đúng nhất? |
>Khi trẻ bị sởi nên chăm sóc cho trẻ như thế nào? (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Sởi là căn bệnh luôn “rình rập” trẻ nhỏ, vậy nhưng nếu như bé yêu của bạn đã bị sởi thì nên chăm sóc cho trẻ như thế nào? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi