Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm của đại học Yale (Mỹ) đã chỉ ra rằng: Cho trẻ biết chữ sớm chẳng lợi ích gì.
Một bà mẹ ở Mỹ thậm chí đã kiện giáo viên trường mẫu giáo khi dạy con cô biết chữ sớm. Khi đứa con gái 3 tuổi của cô nhận biết được chữ O, người mẹ đã đâm đơn kiện vì cô cho rằng nếu không được dạy thì đứa trẻ có thể nghĩ O là mặt trời, là quả táo, là trứng gà. Việc được dạy chữ quá sớm khiến đứa trẻ mất đi tư duy sáng tạo. Người mẹ này sau đó đã thắng kiện.
Thay vì dạy con biết chữ quá sớm, cha mẹ nên cho con học những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
Khả năng hợp tác, hòa đồng
Đừng chỉ bắt trẻ ở nhà học chữ. Ở độ tuổi 4 – 5 tuổi, trẻ cần được học kỹ năng hợp tác, hòa đồng thông qua việc chơi đùa cùng bạn bè. Cha mẹ có thể cho con chơi trò chơi, nghe một câu chuyện hay một bài hát. Qua đó, trẻ sẽ học được cách làm việc cùng người khác và học được về sự hòa đồng.
Tự tin, tự nhận biết cảm xúc
Trẻ cần nhận biết và hài lòng về bản thân. Sự tự tin giúp trẻ phát huy được năng lực của mình và phát triển tốt hơn khi bắt đầu đi học. Trẻ cũng nên được học cách gọi tên cảm xúc càng sớm càng tốt. Khi đó, trẻ có xu hướng dễ hòa đồng hơn với những đứa trẻ khác.
Để bồi dưỡng cho trẻ kỹ năng này, bạn có thể gợi sự chú ý đến các tín hiệu cảm xúc và đặt tên cho những cảm xúc đó chẳng hạn như vui, buồn, tức giận,…
Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý xung đột
Bất cứ ai cũng cần nắm tốt kỹ năng này và trẻ nhỏ cũng vậy. Hãy để trẻ có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng này. Nếu trẻ gặp rắc rối với bạn bè của chúng, hãy để trẻ tự giải quyết thay vì lần nào bạn cũng ra mặt.
Hãy lắng nghe trẻ nói về những vấn đề chúng gặp phải sau đó khuyến khích trẻ tự suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Một khi trẻ quản lý được xung đột, cách cư xử của trẻ cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Giúp đỡ, quan tâm tới người khác
Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ người khác sẽ xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Trẻ sẽ biết quan tâm đến nhu cầu của người khác chứ không phải chỉ sống cho mình.
Cha mẹ có thể dạy trẻ bằng cách nhờ trẻ làm những việc nhỏ như lấy tã cho em, cất hoa quả vào tủ,… Và đừng quên khen ngợi trẻ để trẻ biết rằng mình vừa làm được điều tốt.
Kỹ năng giao tiếp
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, kỹ năng giao tiếp của trẻ khác nhau. Một em bé 2 – 3 cần được học cách lịch sự khi lắng nghe người khác nói, học cách chào hỏi và chờ đợi khi nói chuyện.
Đến giai đoạn 5 – 6 tuổi trẻ cần biết xin phép, biết cảm ơn, xin lỗi,… Cha mẹ cũng nên giao tiếp với trẻ một cách lịch sự để trẻ học được kỹ năng này một cách tự nhiên.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bắt đầu từ 1/10, phạt đến 100 triệu đồng người thực hiện cuộc gọi, tin nhắn, thư điện tử rác
-
3 bộ, 3 tưởng, 3 tâm thái, 3 trí tuệ: Muốn một đời nhàn hạ phải nhìn thấu
-
Soi tướng bàn chân 'thiên kim', một bước đi một dặm giàu, viên mãn cả tình lẫn tiền
-
Cô giáo dạy trẻ kỹ năng vệ sinh rất sáng tạo, dễ hiểu nhưng phụ huynh lại bật cười vì chi tiết này
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa