Đây là nguyên nhân khiến người đại đa số người Việt mắc bệnh trĩ

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với bệnh trĩ - nhớ chú ý ngay đừng để hối không kịp.

 

Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ

- Trĩ nội. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.

- Trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều

Ít vận động, lười tập thể dục có thể dẫn tới béo phì, gây áp lực dư thừa lên vùng trực tràng. Điều này khiến việc đi tiêu trở nên không đều, khó khăn, hệ bài tiết hoạt động kém, dẫn đến trĩ là điều khó tránh khỏi.

Ngoài ra, tập thể dục quá sức cũng gây ra trĩ ở nhiều người, vì nó có thể tạo áp lực lên vùng bụng dưới, đặc biệt với các bài tập chân.

Ngồi vệ sinh quá lâu

Nếu bạn ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, cố ép mình phải đi vệ sinh, các tĩnh mạch trực tràng có thể bị viêm, gây ra trĩ.

Ăn nhiều thực phẩm rác

Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ thường xuyên có thể làm cứng phân, khó tiêu, lâu dần sẽ gây bệnh khi bạn cố gắng đẩy phân ra ngoài.

Táo bón, tiêu chảy

Táo bón là hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa, phân khô cứng, hoạt động đẩy chất thải kém, gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Nó có thể làm vỡ các tĩnh mạch trực tràng, tạo áp lực lên hậu môn, làm đứt, rách hay nứt kẽ hậu môn, gây bệnh trĩ.

Trong khi đó, tiêu chảy cũng khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên, liên tục, vô tình phá vỡ các tĩnh mạch trực tràng và cũng có thể gây ra trĩ.

Phòng ngừa:

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

- Uống nhiều nước.

- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.

- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.

- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Tác giả: Ngọc Lê