Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức tích lũy tài sản cho tương lai được nhiều người tin tưởng. Không cần có một số tiền quá lớn, bạn vẫn có thể mở một tài khoản tiết kiệm và hưởng một số tiền lãi nhất định theo quy định của ngân hàng. Gửi tiền ở ngân hàng hiện được xem mà một biện pháp tài chính khá an toàn. Tuy nhiên, việc này vẫn có thể phát sinh rủi ro nếu bạn mắc một số lỗi dưới đây.
Ký sẵn chứng từ
Trước đây, từng có vụ việc một khách hàng do tin tưởng nguyên phó giám đốc phòng giao dịch của ngân hàng và bản thây hay phải đi công tác xa nên đã nhiều lẫn ký sẵn vào các giấy tờ trắng. Sau này, vị khách phát hiện sổ tiết kiệm 400.000 euro của mình tại ngân hàng đang được thế chấp vay hơn chục tỷ đồng mà bản thân không hề hay biết.
Các nhân viên ngân hàng cho biết, khá nhiều khách hàng đồng ý ký sẵn chứng từ kiểu ngày bởi tính chất công việc không ở một chỗ, hay phải đi công tác xa. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, khách hàng nên tránh ký sẵn chứng từ dù ở bất cứ tình huống nào.
Cảnh giác khi mở sổ tiết kiệm
Việc mở sổ tiết kiệm nên được thực hiện tại quầy giao dịch hoặc thao tác trực tuyến trên ứng dụng của ngân hàng. Một số khách hàng VIP được nhân viên ngân hàng đến tận nhà, công ty để làm sổ. Tuy nhiên, việc này có thể phát sinh các vấn đề rắc rối nếu như nhân viên ngân hàng giao sổ tiết kiệm giả mạo hoặc sau đó không đưa tiền về quỹ, không nhập lên hệ thống.
Gửi tiền trước, nhận sổ hoặc chứng từ sau
Một số khách hàng đã quen làm việc mọt nhân viên ngân hàng nào đó và chấp nhận việc cho "nợ sổ", "nợ chứng từ". Tuy nhiên, việc này tạo ra một rủi ro rất lớn. Nếu như nhân viên đó vì lòng tham mà bỏ trốn thì họ cũng sẽ lấy đi toàn bộ số tiền tiết kiệm của khách hàng.
Khi giao dịch với ngân hàng, khách hàng phải nhận được các chứng từ ngay tại thời điểm đó. Khi nhận được giấy tờ, khách hàng phải kiểm tra thật kỹ thông tin, có đủ dấu của ngân hàng và chữ ký của người có trách nhiệm. Đây sẽ là bằng chứng để khách hàng khiếu nại trong trường hợp ngân hàng nói rằng tiền chưa được đưa vào hệ thống.
Thay đổi chữ ký liên tục
Khi giao dịch với ngân hàng, bạn nên chú ý từng nét chữ phải giống nhau. Không nên ký mỗi giấy tờ một kiểu vì như vậy sẽ rất khó cho việc rút và nhận tiền. Đôi khi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để chứng minh sổ tiết kiệm đó là của mình.
Không làm đúng thủ tục, quy trình trình tất toán sổ
Một sự việc từng xảy ra ở TP. HCM đã gửi đơn kiện ngân hàng vì sai sót trong quy trình tất toán sổ. Khách hàng này đã gửi 70.000 USD (gần 1,5 tỷ đồng) và một ngân hàng ở TP HCM. Phía khách hàng khẳng định mình mở 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 70.000 USD nhưng ngân hàng lại cho rằng bản chất khách chỉ có một sổ. Nguyên nhân chính là do giao dịch viên đã không làm thủ tục tất toán đầy đủ, có chữ ký của khách hàng trước tất toán số tiền từ sổ cũ sang sổ mới để hưởng chương trình khuyến mại. Vụ kiện kéo dài ròng rã suốt nhiều năm gây ra nhiều mệt mỏi, phiền toái và khách hàng thậm chí còn có nguy cơ mất trắng số tiền gửi của mình.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Vợ chồng trẻ muốn sớm có tiền mua nhà, học ngay quy tắc tài chính 50-30-20: Người thông minh đã áp dụng từ lâu
-
Gợi ý 30 mâm cơm gia đình chưa tới 100 nghìn đồng: Tiết kiệm chi phí mà vẫn đủ món ngon, giàu dinh dưỡng
-
Trong nhà vợ hay chồng giữ tiền đều được: Chỉ cần có 5 lọ tài chính này, cả đời không lo nghèo khổ
-
Mẹo tiết kiệm tiền để dư dả giàu có, đơn giản không ngờ, người giàu đã làm từ lâu rồi
-
Gửi tiền tiết kiệm đúng cách để lời hơn cách gửi thông thường, ai muốn giàu tham khảo ngay