Rau dền
Rau dền nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Rau dền đa dạng về chủng loại: rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Có rất nhiều món ăn có thể chế biến từ rau dền như: Canh rau dền, rau dền xào tỏi, canh củ dền, nước ép củ dền…
Khoai lang
Thông thường, nhiều người chỉ thấy quen thuộc với khoai lang, nhưng ít ai biết rằng loại rau này cũng chứa rất nhiều dưỡng chất, và có thể so sánh ngang với với cải bó xôi.
Đây là nguồn vitamin dồi dào khi so sánh với củ khoai lang bởi chúng chứa vitamin B10 gấp 10 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B6 gấp 3 lần. Đáng chú ý hơn, một vitamin có tác dụng thần kỳ đối với sức khoẻ của chúng ta cũng được tìm thấy nhiều trong rau khoai lang.
Rau khoai lang còn được gọi với các tên phiên chử, cam thử... là bộ phận thân và lá của cây khoai lang, một loại rau thân thảo, củ của nó là loại củ quen thuộc với người dân Việt Nam.
Trong Đông Y, rau khoai lang là loại thảo mộc có tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi mật, tăng cường thị lực, chữa vàng da....
Trong Y học hiện đại, rau khoai lang chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, riboflavin... những thành phần dinh dưỡng này tương tự như trong củ khoai lang.
Theo các chuyên gia thì ăn rau khoai lang có nhiều công dụng như ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ loãng xương, giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh, hỗ trợ điều trị ung thư, ...
Cụ thể, ăn rau khoai lang có thể ngăn ngừa bệnh tim, nhiều người lên các cơn đau tim là do quá trình vôi hoá trong mạch máu của họ bởi quá trình này gây ra tình trạng hình thành mảng bám trong mạch máu. Vitamin K được biết tới như là một nhân tố hạn chế quá trình này xảy ra rất tốt, và bạn hoàn toàn có thể nạp vào cơ thể thông qua việc tiêu thụ rau khoai lang.
Bên cạnh đó, loại rau này cũng giúp làm giảm nguy cơ loãng xương: Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau khoai lang sẽ giúp bạn cân bằng lại lượng canxi trong xương. Ngoài ra, khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.
Ngoài những tác dụng trên của vitamin K, nó còn có khả năng hỗ trợ đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết nếu như cơ thể thiếu vitamin K. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin K thông qua việc ăn rau khoai lang thường xuyên.
Lá hẹ
Trong những tài liệu cổ, lá hẹ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu, sử dụng đơn giản và lành tính mà hẹ còn được tính như một thảo dược chữa bệnh bởi cây hẹ có tác dụng chống viêm rất tốt.
Hẹ là một loại thực vật thân thảo, mọc trên nền đất, trong tự nhiên hẹ có thể mọc cao từ 20-40cm, thân và lá hẹ có màu xanh lục, hoa màu trắng. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Cây lá hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương,…
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với thịt bò, thịt trâu. Ăn hẹ nhiều rất tốt cho sức khoẻ vì giúp giảm nguy cơ co cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá, phòng chống lão hoá,… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp với hẹ thì không tốt cho sức khoẻ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
5 loại cá tự nhiên, thịt chắc ngọt: Đi chợ mà gặp thì phải mua ngay
-
Bác sĩ cảnh báo: 4 thời điểm không nên tắm, tích thêm bệnh vào người
-
7 món ăn sáng những người sống thọ nhất thế giới thường ăn: Người Việt thường chuộng bún phở mà không biết
-
Phụ nữ có kinh nguyệt hết sau 3 ngày và hết sau 7 ngày: Ai dễ bị lão hóa sớm hơn?
-
Người có 3 đặc điểm này thường ít mắc ung thư: Nếu có tất cả thì bạn thật may mắn xin chúc mừng