Đi chợ thấy 8 loại cá này nên mua ngay, đảm bảo cá tự nhiên, thơm ngon, bổ dưỡng

( PHUNUTODAY ) - Đây là những loại cá thường được đánh bắt từ tự nhiên, ít khi nuôi nhân tạo và có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.

Cá cơm

Cá cơm là một loài cá nhỏ sống ở vùng nước mặn. Tại Việt Nam, khu vực sinh sống của cá cơm trải dài ở hầu hết các vùng biển từ Bắc vào Nam.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết cá cơm có hàm lượng axit béo omega-3, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng còn chứa các chất béo, cholesterol tốt cho tim mạch.

Vào tháng 7/2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp cá cơm vào danh sách những loại cá tốt nhất.

Một lý do khiến cá cơm được xếp vào nhóm "cá sạch" là do vòng đời của chúng ngắn nên khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể thấp hơn hơn so với các loài cá khác.

Cá mòi

Cá mòi có thân màu trắng bạc, mình nhiều thịt, xương nhỏ nhưng nhiều xương dăm nên không được mọi người ưa chuống. Tuy nhiên, đây là loại cá có hàm lượng canxi cao hơn cả sữa. 85 gram cá mòi có thể cung cấp 325mg canxi. Trong khi đó, 85 gram sữa chỉ chứa 276mg canxi. Ăn 10 gram cá mòi đã đủ cung cấp lượng chất béo mà cơ thể cần trong một ngày.

Loại cá này còn giàu vitamin D và DHA, giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho phụ nữ mang thai.

Đây là loại cá mà người Nhật rất ưa thích vì chúng sạch, ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.

Cá hố

Cá hố có màu trắng bạc, lưng xám đen, thịt mềm, ngọt. Loại cá này ít chất béo, giàu axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể.

Ở các quốc gia như Nhật, Hàn, Trung Quốc... cá hố khá phổ biến và thường được chế biến dưới đạng nướng hoặc ăn sống. Cá hố sống ở vùng biển sâu, thường được đánh bắt ngoài tự nhiên. Ngoài ra, loại cá này thường có giá rẻ hơn so nhiều với cá hồi, cá ngừa nên không mấy ai nghĩ đến việc tự nuôi chúng.

Cá đối

Môi trường sống của cá đối là ở vùng nước mặn miền duyên hải và nước lợ ở các cửa sông lớn. Đây là loại các tương đối quen thuộc đối với người Việt.

Theo y học cổ truyền, cá đối có tác dụng ích khí, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người lớn tuổi, người ốm yếu, người mới khỏi bệnh có thể ăn loại cá này để bồi bổ sức khỏe.

Cá đối sinh sôi khá nhiều và vòng đời ngắn nên chúng ít bị nhiễm các độc tố từ môi trường. Bà nội trợ có thể chọn loại cá này để ăn thường xuyên vì giá của chúng khá "mềm".

Cá thu đao

Đây là một loại cá giàu axit béo, nhất là DHA và các axit béo không no. Loại cá này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất là tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

Cá thu đao không được nuôi nhân tạo. Chúng có nhiều ở các vùng biển của Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và được đánh bắt rất nhiều nên các bà nội trợ có thể yên tâm mua cho gia đình thưởng thức.

Cá vược

Loài cá này có thịt ngọt, chắc, không có xương dăm, ít chất béo, giàu omega-3 và protein rất tốt cho sức khỏe. Vào mùa đông, loại cá này thường được đánh bắt nhiều, giá cả hợp lý.

Thường xuyên tiêu thụ cá vược giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Cá chim bạc

Cá chim được chia thành 2 loại là cá chim vàng và cá chim bạc. Trong khi cá chim vàng là loại thường được nuôi nhân tạo thì cá chim bạc lại hay được đánh bắt trong tự nhiên.

Cá chim bạc có hình thoi, ít xương, thịt cá thơm ngon, mềm. Loại cá này có hàm lượng chất béo cao, hầu hết là các axit béo không no, giàu nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, kali, selen... tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Cá đù vàng

Loại cá này thường chỉ có vào mùa đông. Cá có vị béo, mềm, giàu đạm, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lượng selen cao trong loại cá này rất tốt cho việc chống lão hóa.

Cá đù vàng có tác dụng bồi bổ tỳ vị, giúp an thần, trị tiêu chảy.

Tác giả: Thanh Huyền