Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó làm cho con tim bạn "tan vỡ"

( PHUNUTODAY ) - Những ai đã từng trải qua một đoạn thời gian chia tay nhiều "đau khổ" liệu có biết rằng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn đến chính cơ thể của bạn. Vậy những ảnh hưởng đó là gì, cùng tìm hiểu nhé!

Theo nghiên cứu, hầu hết những người bắt đầu gặp các vấn đề về sức khỏe đều xuất phát về việc từng phải đối mặt với những cơn đau về tinh thần và là hệ quả của việc tăng nồng độ cortisol bên trong cơ thể. Cortisol hay còn có tên gọi khác là hormone căng thẳng.

Trong các tình huống bị kích động cảm xúc do nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ các mối quan hệ xung quanh, chúng sẽ được giải phóng ở mức độ cao hơn so với bình thường. Những cơn đau về tinh thần có thể đến từ các mối quan hệ trong công việc, học tập, gia đình và cả người yêu. Và chắc hẳn trong số đó, các cô nàng sẽ thường rất đau khổ khi ai đó làm "tan vỡ" cả trái tim. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà ngay cả sức khỏe và cơ thể của bạn. Có thể kể đến như:

1. Thay đổi thói quen ăn uống

Trong việc ăn uống hàng ngày, chúng ta sẽ thường cảm thấy không muốn ăn gì hoặc có thể là ăn nhiều hơn mức bình tường khi đang đau lòng, cảm giác chán nản ăn không thấy ngon, hay giải quyết tất cả nỗi buồn trong đồ ăn. Trong trường hợp như vậy, có không ít người thường sẽ chọn ăn uống các loại đồ ngọt hoặc đồ mặn như là một cách để có thể giải tỏa cảm xúc. Nhưng nếu bạn cứ đau khổ rồi thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như vậy sẽ khiến cho mức hormone căng thẳng tăng cao.

Tuy việc ăn vặt liên tục đích thị có thể coi là một sự thoải mái tạm thời, nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng về lâu dài đi kèm với đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều. Còn nếu như bạn không muốn ăn gì, cũng sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, chóng mặt và suy nhược cơ thể. Vì vậy, nên nhớ một điều rằng, dù cho bạn có gặp phải những suy sụp về tinh thần như thế nào thì vẫn nên ăn uống đầy đủ, lành mạnh, bù đắp nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể để có thể rút ngắn thời gian vượt qua nỗi buồn này. 

2. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Khi bạn phải trải qua những ngày không mấy vui vẻ về tinh thần thì chắc chắn cơ thể của bạn cũng sẽ gây ra những phản ứng như rụng tóc hay chậm chu kỳ kinh nguyệt. Theo nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa phụ sản đã cho thấy, sự căng thẳng về cảm xúc, dinh dưỡng hay thể chất đều có thể gây ra sự gia tăng tiết endorphin và cortisol, từ đó làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone và dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường hơn như bị trễ kinh hoặc kỳ kinh kéo dài hơn.

Vì vậy, nếu như bạn gặp phải tình trạng tinh thần tồi tệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì hãy bình tĩnh lại "lắng nghe" và chăm sóc cơ thể nhiều hơn, dành thời gian để thư giãn và kết nối với những người thân yêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thưởng cho bản thân bằng những món ăn giàu sức khỏe và để tinh thần được nghỉ ngơi, thoải mái bằng việc đi chơi xa hoặc thực hiện những điều mình yêu thích.

3. Không dễ dàng để có được giấc ngủ ngon

Thật trớ trêu thay khi chúng ta đã phải trải qua trạng thái con tim "tan vỡ" thì những hình ảnh về người kia, những kỉ niệm khi bên nhau sẽ được bộ não của bạn liên tục tua lại nhiều lần. Điều này, dù không muốn nhưng vô tình lại khiến cho bộ não phải hoạt động hết công suất cũng như toàn bộ hệ thống thần kinh và nhịp tim bị gia tăng căng thẳng. Từ đó, mà bạn rất khó có thể tập trung tinh thần thoái mái để có một giấc ngủ thật ngon trong khoảng thời gian này. 

4. Nhịp đập của tim chậm lại

Tại sao chúng ta lại nói về con tim "tan vỡ" vì chúng không đơn giản là chịu cảm giác đau đớn về tinh thần do ảnh hưởng của một mối quan hệ không mấy tốt đẹp mà thực tế thì hoạt đông hay nhịp tim của bạn cũng sẽ trở nên bị chậm lại hơn so với trước.

Theo các nghiên cứu cho thấy, một khi cơ thể bạn rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc thì các cơ tim cũng sẽ trở nên yếu đi, co bóp khó có thể được tuần hoàn, từ đó khiến cho nhịp tim không được ổn định. Trong trường hợp, bạn rơi vào tình trạng này trong một thời gian dài sẽ gây tắc nghẽn cơ tim, thậm chí có thể dẫn đến tim ngừng đập vì đau lòng. Chính vì vậy, khi cảm thấy tâm trạng và thể chất không được ổn định, đừng chủ quan mà hãy đến tìm gặp bác sĩ để thăm khám tình hình.

5. Sự căng thẳng đạt đỉnh điểm

Căng thẳng là một loại cảm xúc rất phổ biến khi ai đó làm trái tim bạn "tan vỡ". Tuy nhiên, không giống như bình thường, mức độ căng thẳng, áp lực tích tụ từ bên trong và bạn thậm chí hoàn toàn có thể cảm nhận được sự căng thẳng một cách rõ rất rõ ràng. Trong những trường hợp bạn bị rơi vào trạng thái sắp mất cân bằng lý trí và cảm xúc, bạn hãy cố gắng tìm cách giải tỏa chúng tốt nhất như ngồi thiền, thư giãn đầu óc bằng âm nhạc, tự thưởng và chăm sóc bản thân... để có thể thoát ra khỏi sự sợ hãi, lo lắng và bất lực trong tâm trí. 

6. Hormon căng thẳng dẫn đến các vấn đề về thể chất

Theo các nhà khoa học, khi bạn phải đối mặt những câu chuyện đau lòng thì một phần nào của bãn sẽ ghi nhớ lại hững ký ức này hay còn được gọi là quá trình ghi lại nỗi đau thể xác. Hoạt động này thường xảy ra một cách nhanh chóng bởi vì nỗi đau tình cảm và nỗi đau thể xác có chung đường dẫn truyền thần kinh.

Một khi não trải qua sự gia tăng hoạt động, điều này sẽ làm kích hoạt giải phóng các hormone căng thẳng. Việc giải phóng các hormone này không chỉ gây ra cảm giác lo lắng và trầm cảm mà còn có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bao tử, đau đầu và khó thở. Đây có thể nói là sự ảnh hưởng thực tế nhất đối với sự đau lòng gây ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. 

Tác giả: Minh Hằng