Đừng vội gọi thợ sửa nếu thấy điều hòa chỉ thổi gió mà không làm mát. Hãy tự khắc phục theo hướng dẫn dưới đây. Trong những ngày hè nóng bức, điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu khi bạn bật điều hòa mà chỉ cảm thấy không khí lạnh, không hề mát chút nào, đừng vội vàng gọi thợ sửa mà hãy thử những cách sau để khắc phục vấn đề trước khi quyết định gọi thợ!
Cách khắc phục: Trên điều khiển điều hòa, có nhiều kí hiệu khác nhau, mỗi kí hiệu tương ứng với một chế độ hoạt động khác nhau:
Chế độ Làm mát (Cool): Kí hiệu hình bông tuyết.
Chế độ Hút ẩm (Dry): Kí hiệu hình giọt nước.
Chế độ Sưởi ấm: Kí hiệu hình mặt trời.
Chế độ Tự động: Kí hiệu khác tùy thuộc vào từng hãng sản xuất.
Điều hòa cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hoạt động bền bỉ. Nếu không được vệ sinh kỹ càng, điều hòa có thể tích tụ bụi bẩn bên trong, gây ra tình trạng không làm lạnh khi bật máy. Ngoài ra, máy điều hòa bẩn cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát và hoạt động của nó. Do đó, trước khi gọi thợ sửa, bạn nên kiểm tra xem điều hòa đã được vệ sinh sạch sẽ chưa. Quy trình vệ sinh điều hòa rất đơn giản.
Bước 1: Ngắt nguồn điện của điều hòa và sử dụng bút thử điện để đảm bảo an toàn. Dùng túi lớn để thu nước và kiểm tra khu vực cục nóng, cục lạnh xem có côn trùng hay không.
Bước 2: Gỡ bộ lọc không khí và ngâm vào chậu nước lớn để làm sạch. Sử dụng khăn để rửa sạch bụi bẩn trên bộ lọc không khí, sau đó lau khô.
Bước 3: Vệ sinh lốc máy và cánh quạt. Dùng bình xịt để làm sạch bụi bẩn trong các khe nhỏ của các bộ phận này.
Bước 4: Dùng khăn sạch để lau khô các bộ phận sau khi đã vệ sinh. Sau đó, lắp lại các bộ phận theo đúng thứ tự ban đầu.
Bước 5: Khởi động lại điều hòa để kiểm tra xem máy hoạt động hiệu quả không.
Mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện ít người biết
Hướng gió lên trên
Khi bật điều hòa để làm mát, tốt nhất nên vặn theo chiều hướng lên trên để không khí lạnh được lưu thông từ trên xuống dưới. Ngược lại, khi sưởi ấm, hãy điều chỉnh quạt xuống dưới. Nhờ thế không khí nóng và lạnh có thể được tận dụng tối đa và giúp trao đổi, lưu thông khí tự nhiên trong phòng.
Nên lắp đặt ở độ cao 1,7 mét
Khi lắp đặt máy lạnh, người ta chọn vị trí trên cao vì không khí lạnh có khối lượng riêng lớn hơn. Do đó, khi máy điều hòa ở trên cao thổi không khí lạnh ra bên ngoài, chúng sẽ tự động chìm xuống, làm mát cho phòng.
Nhưng không nên lắp cao hơn 1,7 mét vì không khí lạnh trải qua quá trình trao đổi nhiệt vẫn chưa chìm xuống và tỏa ra xung quanh đã bị hút trở lại, dẫn đến trao đổi nhiệt và làm mát trong phòng không đủ.
Kéo rèm
Khi bật điều hòa, tốt nhất bạn nên kéo rèm lại, nhằm chắn ánh sáng, để bên trong phòng mát hơn. Nên dùng rèm màu sáng bởi khả năng phản xạ ánh sáng, tức hắt ánh sáng trở lại môi trường cũ giúp điều hòa làm mát hiệu quả hơn.
Bật 26 độ cho người lớn, 28 độ cho trẻ em
Nhiệt độ thích hợp nhất để điều hòa là 26°C, không chỉ đảm bảo sự mát mẻ, dễ chịu mà còn thích hợp để ở trong đó thời gian dài. Hãy đảm bảo chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời không quá lớn để tránh bị cảm lạnh.
Nhưng nếu phòng có trẻ em, cần bật 28 độ, do các chức năng thích ứng nhiệt độ của trẻ chưa hoàn thiện, đồng thời cũng tránh để bé phụ thuộc quá nhiều vào điều hòa.
Vệ sinh máy điều hòa mỗi tháng một lần
Nếu máy điều hòa không được vệ sinh trong nhiều năm sẽ tích tụ bụi bặm, vi khuẩn có hại, gây nhiễm trùng đường hô hấp ở các mức độ khác nhau. Quan trọng, điều hòa tích bụi bẩn làm giảm khả năng làm mát, hao tốn điện năng. Vì vậy, nên làm sạch điều hòa mỗi tháng một lần vào mùa hè. Ngoài việc vệ sinh mặt nạ và lưới lọc, phải sử dụng dung dịch khử trùng điều hòa chuyên nghiệp để làm sạch.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Bật nút nhỏ này ở tủ lạnh, tiết kiệm một nửa tiền điện, EVN cũng khuyên khách hàng
-
Gọi điện bằng Facebook, Zalo không mất tiền, vì sao nhiều người không cảm thấy mặn mà?
-
Vì sao khi đặt điện thoại xuống bàn nên úp màn hình xuống: Biết lý do rồi không ai muốn là ngược lại
-
Nhìn ngón tay biết tương lai ra sao, hãy xem thử bàn tay bạn thế nào?
-
Đặt bàn thờ ở tầng 1 có tốt không, còn đặt ở tầng khác thì sao?