Hầu hết, các cha mẹ châu Á thường đều sẽ đặt rất nhiều kỳ vọng vào con cái của họ. Vì vậy mà họ sẽ luôn tạo mọi điều kiện để con có thể học tập tại một môi trường tốt nhất. Thậm chí, cha mẹ còn không ngần ngại đầu tư tiền bạc, công sức và thời gian cho con. Việc con cái đỗ đạt vào các trường đại học top đầu luôn là mong ước của các bậc cha mẹ châu Á. Điều này có cài tốt nhưng đôi khi nó cũng vô tình khiến cho những đứa trẻ rơi vào tình trạng áp lực và mệt mỏi.
Mới đây, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc khảo sát với câu hỏi dành cho các bậc phụ huynh với nội dung "Điều hối tiếc nhất trong quá trình nuôi dạy con của cha mẹ là gì?". Đã có rất nhiều câu trả lời khác nhau được ghi nhận nhưng chủ yếu là 3 điều sau:
1. Dạy con nghe lời một cách máy móc
Có không ít các trường hợp trẻ có thái độ chán học, thậm chí là chống đối vì không theo nổi trường mà cha mẹ bắt ép học tập. Đôi khi cha mẹ không có nghĩ cho con mà vì cái tôi hoặc danh vọng mà bắt con phải làm theo sự lựa chọn của bản thân cha mẹ và dẫn đến những hệ lụy cho chính tương lai sau này của trẻ. Chính vì thế, trong việc giáo dục và hướng nghiệp cho con, cha mẹ chỉ nên là người hướng dẫn, gợi mở cho con những điều như được - mất, tốt - xấu với từng lựa chọn.
Không nên áp đặt như con phải thế này, con phải thế kia. Bởi nếu cha mẹ làm như vậy thì sau này trẻ sẽ bị mất đi khả năng suy nghĩ độc lập, chỉ "nhắm mắt" mà làm theo lời người khác như chúng đã nghe lời cha mẹ vậy. Đến khi gặp phải thất bại, trẻ sẽ trở nên thất vọng, chán chường hay thậm chí còn có hành động dại dột hủy hoại bản thân. Cha mẹ hãy để trẻ có thể tự do lựa chọn thứ mà trẻ yêu thích và để chúng cam kết tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân. Dẫu cho quyết định đó có sai lầm thì đó cũng sẽ là bài học giúp trẻ trưởng thành hơn, vững bước hơn cho tương lai sau này.
2. Kiệm lời khen con
Kiệm lời khen con là một trong những vấn đề rất phổ biến của nhiều bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ châu Á khi họ đã quá quen với việc chỉ hướng đến kết quả. Có không ít các trường hợp, trẻ bị cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng, áp lực học hành mà trở nên ngày càng trầm tư và sống khép kín hơn. Ví dụ như, một đứa trẻ bị cô giáo phạt, lần đầu tiên thì sẽ cảm thấy đỏ mặt. Nhưng đến lần thứ hai bị phạt thì sẽ chỉ còn cảm thấy hơi xấu hổ. Đến những lần sau nữa thì có thể cảm thấy việc đó không sao cả. Đây là một trạng thái vô cùng nguy hiểm mà cha mẹ nên đặc biệt chú ý vì lâu dài sẽ khiến cho trẻ trở nên ngỗ ngược và rất khó có thể dạy bảo.
Cũng như người lớn, trẻ em cũng cần nhận được sự tôn trọng và động viên khi làm tốt một công việc nào đó. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ lại chỉ thường chăm chăm đến những sai lầm của con rồi quát mắng, chỉ trích mà ít khi dành lời khen khi trẻ làm tốt. Điều này khiến trẻ cảm thấy không được trân trọng và lần sau không muốn làm tốt việc đó nữa.
3. Thiếu kiên nhẫn, thường xuyên quát mắng con
Sau khi kết thúc một ngày làm việc đầy mệt mỏi, nhiều cha mẹ trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần nên không tránh khỏi nóng giận mà quát mắng con, dù đó chỉ là một lỗi vụn vặt. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy áp lực, tủi thân. Cha mẹ nên nhớ, không có đứa trẻ nào là hoàn hảo bởi dù có ngoan đến mấy cũng có lúc có những hành vi nghịch ngợm, quậy phá hoặc phạm phải lỗi nhỏ nào đó. Điều này là chuyện rất bình thường và xuất hiện ở mọi đứa trẻ. Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc la hét, dọa nạt con là "vũ khí" lợi hại để con sửa chữa lỗi sai nhưng đây là cách giáo dục không mang lại hiệu quả tốt.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng thường bị ảnh hưởng xấu đến tâm lý khi lớn lên như lo âu, căng thẳng, mất ngủ hay chậm phát triển. Ngoài ra cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực để vấn đề hành vi, học tập, giao tiếp xã hội, kỹ năng phản ứng và vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Đăc biệt, quát mắng con nhiều còn khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách.
Tác giả: Minh Hằng
-
4 giá trị sống cốt lõi, cha mẹ nhất định phải dạy con trước 5 tuổi, lớn lên đi đâu cũng được yêu mến
-
Sao Việt vất vả giành quyền nuôi con: Diệp Lâm Anh suy sụp, Nhật Kim Anh đã làm hòa với chồng cũ
-
5 bước cơ bản giúp trẻ học bơi nhanh và không sợ nước
-
Trẻ ít khi tập trung vào một việc gì đó, cha mẹ cần làm gì để tăng sự tập trung cho con?
-
Con bị trầm cảm, cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua khó khăn?