Tỏi cô đơn (hay còn gọi là tỏi 1 nhánh) sau khi lên men trong nhiều ngày sẽ chuyển sang màu đen nên được gọi với cái tên đặc trưng là tỏi đen. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi đen có tác dụng giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Kết quả của nhiều kiểm nghiệm cho thấy, tỏi chứa khá nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như 18 loại axit amin, hợp chất SOD enzin-polyphenol giúp ngăn ngừa ung thư… Những hợp chất này có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp ổn định huyết áp, chống lại oxy hóa, tăng cường hẹ miễn dịch, giúp ăn ngon miệng, giảm cholesterol…
Cách làm tỏi đen
Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg tỏi tươi; 1 lon bia; Giấy bạc; Nồi cơm điện.
Cách làm:
– Tỏi rửa sạch vỏ bên ngoài, bỏ hết rễ, cuống và bóc bớt lớp vỏ khô bên ngoài đi.
– Cho tỏi vào một cái bát hoặc chậu, sau đó từ từ đổ bia vào trong và ngâm trong vòng 30 phút. Bạn xóc nhẹ để bia ngấm hết vào tỏi thật kĩ.
– Sau 30 phút, bạn lây tỏi ra và cho vào bên trong tờ giấy bạc, bọc kín lại rồi cho vào nồi cơm điện, bật chế độ ủ và cứ để yên như vậy trong 2 tuần.
– Khi ủ, bạn nên kiểm tra tỏi 5 ngày 1 lần, riêng lần đầu tiên là 2 ngày 1 lần nhé. Sau 5 ngày, nếu tỏi bắt đầu chuyển sang màu nâu nhạt, mềm và bớt mùi nồng thì tỏi đang được lên men tốt.
– Đến ngày thứ 10, tỏi sẽ chuyển sang màu đen hoàn toàn và có mùi thơm, vị chua ngọt rất dễ chịu. Bạn để thêm khoảng 5 ngày nữa là có thể sử dụng được.
Cách dùng
Mỗi ngày bạn lấy 1 củ tỏi để ăn, chia làm 2 lần sáng và tối đều đặn. Chỉ cần bóc vỏ và ăn phần bên trong là được. Tỏi đã được lên men có vị ngọt bùi rất dễ ăn.
Cứ ăn liên tục trong 1 tuần, bạn sẽ giật mình vì sự thay đổi trọng lượng cơ thể của mình đấy, giảm đến 5kg là điều không quá xa vời nữa. Vừa hiệu quả, an toàn mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe chút nào.
Tác dụng của tỏi đen
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng sinh học có thể chữa được bệnh của tỏi đen: Dịch chiết xuất từ tỏi đen có hiệu lực mạnh trong việc kháng lại các tế bào ung thư. Loại dịch này được hình thành trong quá trình lên men, tạo ra các dẫn chất của tetrahydro-carboline và các hợp chất sulfur hữu cơ, giúp chống lại sự sản sinh các gốc tự do (nguyên nhân chính gây ung thư) và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn trong tỏi thường rất nhiều.
Đặc biệt, hàm lượng hoạt chất SAC (có công dụng làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết) có trong tỏi đen cũng cao gấp 8 lần so với tỏi thông thường. Hoạt chất chống oxy hóa tăng đến gấp 25 lần so với tỏi tươi, bao gồm cả vai trò bảo vệ DNA khỏi sự phá hủy của các dạng oxi hoạt động vốn là tác nhân chủ yếu gây ung thư.
Tỏi đen tác động đến các yếu tố gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u. Cơ chế tác động không trực tiếp gây độc cho tế bào mà gián tiếp thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại bỏ khả năng di căn của các tế bào khối u.
Bên cạnh việc phòng ngừa ung thư, tỏi đen còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh về đường huyết. Các acid amin, glycine giúp hạ đường huyết, kích thích bài tiết insulin, điều hòa đường huyết.
Tỏi đen không chỉ đơn thuần làm thức ăn mà còn được các nhà khoa học bào chế ra nhiều loại thực phẩm, loại thuốc chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chứa các nguyên tố vi lượng và thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây được xem là “chìa khóa” cho sức khỏe, sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ dược phẩm.
Tác giả: Đỗ Vân Anh
-
1 quả chanh, 4 cách cạo sạch CAO RĂNG, MẢNG BÁM, hàm răng luôn trắng như sứ không cần đi nha sĩ
-
Điểm danh 7 loại nước không nên uống vào buổi tối
-
Những người mắc bệnh này tuyệt đối không được ăn RAU MUỐNG xào hay luộc
-
15 loại thực phẩm TIÊU DIỆT TẾ BÀO UNG THƯ
-
Tuổi Ất Mùi mạng nữ năm Mậu Tuất 2018: Tất tần tật những điều cần lưu ý